Gửi gắm niềm tự hào và trăn trở

29/01/2019 - 18:00

PNO - Một năm trôi qua, Hội LHPN TP.HCM tiếp tục đạt được những thành tích đáng tự hào, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của hội viên, phụ nữ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều mà những người làm công tác Hội băn khoăn, trăn trở.

Dưới đây là tâm sự của các cán bộ Hội.

Gui gam niem tu hao va tran tro
Ra mắt tổ phụ nữ công nhân lao động tại Q.Bình Tân

Phát huy vai trò nòng cốt, xung kích của cán bộ Hội

Gui gam niem tu hao va tran tro
 

Năm 2019, với chủ đề “An toàn cho phụ nữ và trẻ em gái”, tôi kỳ vọng rằng, Hội LHPN TP.HCM sẽ có những hoạt động thiết thực, sôi nổi hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên, phụ nữ phấn đấu vươn lên thoát nghèo, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Tôi mong các cấp Hội luôn quan tâm đến việc phối hợp nhằm giải quyết rốt ráo bạo hành phụ nữ và xâm hại trẻ em.

Các cấp Hội sẽ tiếp tục không ngừng nâng cao hiệu quả tuyên truyền, xây dựng người phụ nữ “có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu”. Mỗi cán bộ, hội viên tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt, xung kích, phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực cũng như kỹ năng tự đào tạo để có thể đáp ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế, theo kịp những bước tiến như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay. 

Võ Phúc Hạ - Phó Chủ tịch Hội LHPN Q.Bình Thạnh

Chú trọng công tác xây dựng, phát triển tổ chức Hội 

Gui gam niem tu hao va tran tro
 

Hội luôn xác định công tác tổ chức là quan trọng nên đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức, đa dạng hóa các loại hình tập hợp phụ nữ và quan tâm đến việc củng cố, nâng chất lượng chi, tổ hội. Tuy nhiên, ở một số nơi, việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội còn chậm, chưa theo kịp những biến đổi nhanh chóng của xã hội và nhu cầu, nguyện vọng của phụ nữ. Vì vậy, thời gian tới, các loại hình tổ chức Hội cần phải phát triển da dạng, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của các đối tượng phụ nữ.

Để các nhóm, tổ duy trì và phát huy hiệu quả, cán bộ Hội cấp cơ sở, quận, huyện phải vững “nghề”, quan tâm sâu sát các chi, tổ hội để kịp thời hỗ trợ về tổ chức sinh hoạt, kinh phí, xây dựng lực lượng… Kinh nghiệm của chúng tôi là lấy phong trào nuôi phong trào, tạo nhiều mô hình, phát hiện nhiều nhân tố tích cực trên các lĩnh vực để duy trì, phát huy hiệu quả của từng nhân tố.

Lương Thanh Trúc - Chủ tịch Hội LHPN  quận 6

Giúp phụ nữ yếu thế tự tin khẳng định mình

Gui gam niem tu hao va tran tro

Các hoạt động chăm lo cho nữ công nhân, lao động nhập cư tại Q.Bình Tân

 

Nhìn lại một năm với những thành quả tốt đẹp, có thể nói, Hội đã đáp ứng được niềm tin, kỳ vọng của hội viên vào tổ chức đại diện của mình.

Để phong trào phụ nữ của TP.HCM ngày càng phát triển, là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của phụ nữ, tôi mong Hội gần hơn với những phụ nữ yếu thế, để ai cũng có đủ tự tin khẳng định mình, không chỉ là bước ra hòa mình mà còn chủ động vươn lên trong sự quan tâm và hỗ trợ của tổ chức Hội, để ai cũng có thể lao động, sáng tạo, có cơ hội được cống hiến, ngày càng thể hiện rõ vị trí, vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội.

Nguyễn Thị Quyết - Chủ tịch Hội LHPN Q.10 

Mong có nhiều hoạt động chăm lo cho nữ công nhân

Trong năm qua, những hoạt động nằm trong chương trình “Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập đô thị trong nữ công nhân, lao động khu lưu trú, nhà trọ”, vận động chủ nhà trọ không tăng giá phòng, thành lập nhiều chi hội phụ nữ công nhân lao động để kịp thời chăm lo vật chất, tinh thần cho nữ công nhân, lao động đã góp phần tạo niềm tin yêu của đối tượng này với tổ chức Hội. Tuy vậy, các hoạt động này vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu, mong đợi từ nữ công nhân và lao động nhập cư. 

Cá nhân tôi mong muốn, trong thời gian tới, Hội LHPN các cấp sẽ có nhiều hơn nữa các hoạt động an sinh xã hội, quan tâm chăm lo cho công nhân về vật chất, tinh thần, hỗ trợ họ các kỹ năng sống và kiến thức pháp luật, đặc biệt là tổ chức các hoạt động văn nghệ phục vụ công nhân. Đồng thời, tôi mong có nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo chính quyền cũng như lãnh đạo doanh nghiệp với nữ công nhân. 

Đỗ Thị Thu Cúc - Phó Chủ tịch Hội LHPN Q.Bình Tân

Gui gam niem tu hao va tran tro
Một tổ may gia công do Hội LHPN xã Lý Nhơn hỗ trợ nguồn vốn vay

Quan tâm giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn

Tôi tâm đắc nhất mô hình giải quyết việc làm cho phụ nữ nhàn rỗi tại địa phương. Hiện ở xã, có các điểm giải quyết việc làm tại chỗ như: 20 điểm may gia công, thu hút khoảng 280 lao động với thu nhập bình quân 1,8-4 triệu đồng/người/tháng; 5 điểm đan rổ, xỏ hạt cườm, may giày, thu hút khoảng 65 lao động với thu nhập bình quân 1 triệu đồng/người/tháng.

Hội LHPN đã phối hợp UBND xã hỗ trợ vốn vay cho các điểm may gia công để giải quyết việc làm cho phụ nữ từ nhiều nguồn vốn, trung bình mỗi điểm từ 20-50 triệu đồng, trong đó có một điểm được vay 100 triệu đồng. Chúng tôi thường xuyên đến tận nơi gặp gỡ, trao đổi, nắm bắt nhu cầu của các cơ sở, từ đó có biện pháp hỗ trợ các cơ sở này hoạt động tốt hơn.  

Dù có những mặt thuận lợi nêu trên, nhưng chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn. Hiện tại, lực lượng lao động nữ nhàn rỗi ở địa phương còn tương đối nhiều trong khi số điểm giải quyết việc làm có hạn. Làm gia công nên nguồn thu nhập của đa số chị em còn khá thấp, khả năng gắn bó lâu dài với công việc chưa cao do nguồn hàng không ổn định.

Mặt khác, tính kỷ luật, kỹ năng phối hợp tập thể của lao động nữ vùng nông thôn còn quá thấp. Chúng tôi mong có sự quan tâm, phối hợp đồng bộ hơn nữa của các ngành, các cấp trong công tác giải quyết việc làm, đào tạo kỹ năng và dạy nghề cho lao động nữ ở nông thôn, vùng sâu vùng xa. Mong rằng các cấp Hội xây dựng mối quan hệ bền vững với nhiều doanh nghiệp sản xuất để bảo đảm ổn định nguồn hàng và có mức giá gia công hợp lý. 

Phạm Thị Nga Chủ tịch Hội LHPN xã Lý Nhơn, H.Cần Giờ

Hoài An - Quang Thư - Hạnh Chi (thực hiện)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI