Vẻ đẹp cổ kính ở Dinh Tổng lãnh sự Pháp 150 tuổi tại TPHCM

22/09/2022 - 14:13

PNO - Nhân ngày di sản châu Âu, Dinh Tổng lãnh sự Pháp tại TPHCM đã mở cửa đón khách tham quan, trải nghiệm.

 

Nằm trong chuỗi sự kiện Những ngày di sản châu Âu 2022, Dinh Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM (số 6 Lê Duẩn, quận 1) mở cửa cho công chúng tham quan từ 9h đến 17h ngày 17-9.
Nằm trong chuỗi sự kiện những ngày di sản châu Âu 2022, Dinh Tổng lãnh sự Pháp tại TPHCM (số 6 Lê Duẩn, quận 1) mở cửa đón công chúng tham quan trong ngày 17/9. 
Tòa nhà được các kỹ sư Hải quân xây dựng vào năm 1872, cùng thời với các công trình tiêu biểu khác của Sài Gòn như dinh Norodom (1868-1873, nay là Dinh Độc Lập), Đại chủng viện Thánh Giu-se (1863) hoặc Nhà thờ Đức Bà (1877-1880)...
Tòa nhà được các kỹ sư Hải quân xây dựng vào năm 1872, cùng thời với các công trình tiêu biểu khác của Sài Gòn như dinh Norodom (1868-1873, nay là Hội trường Thống Nhất), Đại chủng viện Thánh Giu-se (1863) hoặc Nhà thờ Đức Bà (1877-1880)... Ban đầu, tòa nhà là nơi ở của Thống đốc quân đội thuộc địa, sau đó là Tổng tư lệnh quân đội Pháp tại Nam Kỳ, trụ sở của Đại sứ quán Pháp. Sau năm 1975, tòa nhà trở thành tư dinh của Tổng lãnh sự Pháp tại TPHCM.
Công trình được xây dựng mang kiến trúc đặc trưng thế kỷ 19,
Công trình được xây dựng mang kiến trúc đặc trưng thế kỷ XIX, trung tâm tòa nhà là các gian phòng khánh tiết, nơi tổ chức các sự kiện của Tổng lãnh sự. Nội thất và đồ trang trí trong phòng là những món đồ mang nét văn hóa của cả phương Đông và phương Tây.
Nhiều đồ vật trang trí bên trong tòa nhà được thiết kế tinh xảo.
Nhiều đồ vật trang trí bên trong tòa nhà được thiết kế tinh xảo.
Tường phòng khánh tiết nổi bật với bức tranh sơn mài “Đám rước trong làng” của hoạ sỹ Nguyễn Gia Trí (1908-1993), một trong những kiệt tác của toà nhà. Tác phẩm được vẽ năm 1939, gồm 9 tấm ghép lại và được phục chế vào năm 2013. Bức tường cùng phòng gắn tấm bình phong bằng gỗ sơn mài gồm 8 mảnh ghép với nhau.
Tường phòng khánh tiết nổi bật với bức tranh sơn mài “Đám rước trong làng” của họa sĩ Nguyễn Gia Trí (1908-1993), một trong những kiệt tác của tòa nhà. Tác phẩm được vẽ năm 1939, gồm 9 tấm ghép lại và được phục chế vào năm 2013. Bức tường cùng phòng gắn tấm bình phong bằng gỗ sơn mài gồm 8 mảnh ghép với nhau.
Hai bên phòng khánh tiết là hai phòng ăn với bàn ghế, đồ dùng ăn uống được trưng bày kiểu Pháp, nơi Tổng lãnh sự tổ chức chiêu đãi. Xung quanh trang trí những tấm hoành phi, đồ gốm, tượng, tấm bình phong bằng gỗ sơn mài làm từ triều Nguyễn.
Hai bên phòng khánh tiết là hai phòng ăn với bàn ghế, đồ dùng ăn uống được trưng bày kiểu Pháp, nơi Tổng lãnh sự tổ chức chiêu đãi. Xung quanh trang trí những tấm hoành phi, đồ gốm, tượng, tấm bình phong bằng gỗ sơn mài làm từ triều Nguyễn.
Góc hành lang gần khu bếp đặt 3 tủ chứa hàng trăm vật dụng nhà bếp, những bộ đồ ăn, ly, đĩa, dao… do người Pháp mang sang từ khi vào Sài Gòn - Gia Định.
Góc hành lang gần khu bếp đặt 3 tủ chứa hàng trăm vật dụng nhà bếp, những bộ đồ ăn, ly, đĩa, dao… do người Pháp mang sang từ khi vào Sài Gòn - Gia Định.
Hàng trăm món đồ cổ, từ thế kỷ trước trong dinh thự được thu thập từ nhiều nguồn gốc, đặc trưng của nhiều nền văn hoá Việt Nam, Trung Quốc, Pháp, Ẩn Độ, Thái Lan… trong đó đồ Việt Nam chiếm số lượng nhiều nhất.
Hàng trăm món đồ cổ, từ thế kỷ trước trong dinh thự được thu thập từ nhiều nguồn gốc, đặc trưng của nhiều nền văn hóa Việt Nam, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Thái Lan… trong đó đồ Việt Nam chiếm số lượng nhiều nhất.
Bên trong khuôn viên dinh thự được phủ nhiều mảng xanh.
Khuôn viên dinh thự được phủ nhiều mảng xanh.
nhiều cây cổ thụ có tuổi đời 150 năm phủ bóng khắp diện tích khuôn viên, đây cũng là nhiều loài động vật cư ngụ như sóc, chồn, chim.
Nhiều cây cổ thụ có tuổi đời 150 năm, nơi đây cũng thu hút nhiều loài động vật cư ngụ như sóc, chồn, chim...

Minh An

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=