Người nuôi cá lồng ở Hải Dương lo mất Tết

30/12/2021 - 07:14

PNO - Hiện nay, trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, Hải Dương có hơn 700 lồng cá nuôi trên sông như cá lăng, cá trắm, cá diêu hồng đang đến kỳ thu hoạch. Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19.

Thị trường tiêu thụ khó khăn, giá cá thấp trong khi giá thức ăn tăng cao đã khiến nhiều hộ dân nuôi cá lồng bè tại làng Hữu Chung (xã Hà Thanh, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương), lao đao trước nguy cơ lỗ nặng.

Với lợi thế về mặt nước sông, người dân ở Làng Hữu Trung đã tận dụng đẩy mạnh việc nuôi cá lồng bè nước ngọt.
Với lợi thế về mặt nước sông, người dân ở làng Hữu Chung đã tận dụng đẩy mạnh việc nuôi cá lồng bè nước ngọt. Đây là một trong những nơi có số hộ dân nuôi cá lồng nhiều nhất của tỉnh Hải Dương.
Trước đây, thời điểm cận kề dịp Tết Nguyên Đán, thị trường tiêu thụ của cá lồng tại làng Hữu Chung rất lớn nên việc xuất bán khá thuận lợi. Tuy nhiên năm nay dịch Covid 19 đã gây ảnh hưởng lớn đến lượng tiêu thụ sản phẩm nơi đây.
Những năm trước đây, thời điểm cận kề Tết Nguyên đán, thị trường tiêu thụ cá lồng tại làng Hữu Chung rất lớn nên việc xuất bán khá thuận lợi. Tuy nhiên, năm nay dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm.
Theo các hộ nuôi cá lồng bè, hiện nay cá lăng, cá bỗng, cá trắm đen... đã quá thời gian thu hoạch 3 - 4 tháng nhưng không xuất bán được, trong khi chi phí nuôi ngày một tăng lên do cá càng lớn, sức ăn càng mạnh, giá cám lại cao khiến các hộ nuôi như ngồi trên đống lửa. Đến nay, phần lớn các hộ vẫn còn tồn đọng cá lồng vì chưa có tiểu thương thu mua.
Theo các hộ nuôi cá lồng bè, hiện nay cá lăng, cá diêu hồng, cá trắm đen... đã đến thời gian thu hoạch nhưng không xuất bán được, trong khi chi phí nuôi ngày một tăng do cá càng lớn, sức ăn càng mạnh, giá cám lại cao khiến các hộ nuôi như ngồi trên đống lửa. Đến nay, phần lớn các hộ vẫn còn tồn đọng cá lồng vì chưa có tiểu thương thu mua.
Gia đình chị Nguyễn Thị Nhàn  thôn Hữu Chung nuôi 28 lồng, chủ yếu là các giống cá lăng, diêu hồng, chép, trắm đen. Chị Nhàn cho biết, thời điểm này những năm trước, thương lái đến thu mua vài lần là hết cá. Thế nhưng năm nay, ảnh hưởng của dịch Covid-19, đầu ra của cá vô cùng khso khăn
Gia đình chị Nguyễn Thị Nhàn (40 tuổi) thôn Hữu Chung đã nuôi cá lồng được 6 năm, hiện tại nhà chị có 28 lồng, chủ yếu là cá lăng, diêu hồng, trắm đen. Chị Nhàn cho biết, thời điểm này những năm trước, thương lái đến thu mua vài lần là hết cá. Thế nhưng năm nay, ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến đầu ra vô cùng khó khăn.
“Với 28 lồng nuôi, hiện gia đình tôi có khoảng 80-100 tấn cá. Thời điểm không dịch như các năm trước, các thương lái đến có thể mua từ 1 đến 2 tấn, trong vòng 1 ngày có thể bán hết 1 lồng, những lồng nhiều bán lâu nhất là 3 ngày. Tuy nhiên, hiện tại 1 lồng có khi 10 ngày vẫn chưa bán hết. Trong khi đó, mỗi ngày gia đình vẫn phải chi vài chục triệu đồng tiền thức ăn cho cá. Không những vậy, giá cá cũng giảm mạnh khiến người nông dân vô cùng khó khăn”. Chị Nhàn chia sẻ.
“Với 28 lồng nuôi, hiện gia đình tôi có khoảng 80-100 tấn cá. Thời điểm không dịch như các năm trước, thương lái có thể đến mua từ 1 đến 2 tấn, trong vòng 1 ngày có thể bán hết 1 lồng, những lồng nhiều bán lâu nhất là 3 ngày. Tuy nhiên, hiện tại có khi 10 ngày vẫn chưa bán hết 1 lồng. Trong khi đó, mỗi ngày gia đình vẫn phải chi vài chục triệu đồng tiền thức ăn cho cá. Không những vậy, giá cá còn giảm mạnh khiến chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn”, chị Nhàn chia sẻ.
Tương tự, ông  Phạm Văn Huấn cho biết, gia đình ông có 5 lồng cá lăng và trắm, ước tính sản lượng hơn 10 tấn cá lăng và trắm đang đến kỳ thu hoạch nhưng không xuất bán được. Trung bình mỗi ngày, ông phải đổ xuống gần 5 triệu đồng tiền thức ăn cho cá. Cá càng để lớn càng tốn thức ăn, nếu cứ tiếp tục phải duy trì đàn cá lâu ngày thì rất tốn kém và bị thua lỗ.
Tương tự, ông Phạm Văn Huấn (66 tuổi) cho biết, gia đình ông có 5 lồng cá lăng và trắm, ước tính sản lượng hơn 10 tấn cá lăng và trắm đang đến kỳ thu hoạch nhưng không xuất bán được. Trung bình mỗi ngày, ông mất gần 5 triệu đồng tiền thức ăn cho cá. Cá càng để lớn càng tốn thức ăn, nếu cứ tiếp tục phải duy trì đàn cá lâu ngày thì rất tốn kém và bị thua lỗ.
'Một lồng có kích thước là 54 m2, nuôi từ 6-7 tấn cá. Trước tình hình dịch bệnh như vậy, việc tiêu thụ cá rất khó khăn, cộng thêm giá thành cám cho cá ăn tăng khiến người nuôi cá rất khổ. Trung bình tại đây, 5 lồng chúng tôi cho cá ăn 12 bao cám /ngày, giá hơn 400 nghìn 1 bao. Giá cám đắt nên chúng tôi  cắt  cỏ và thân chuối để hỗ trợ thêm trong việc nuôi cá.' Ông Huấn cho biết.
"Một lồng có kích thước là 54m2, nuôi từ 6-7 tấn cá. Do dịch bệnh, việc tiêu thụ cá rất khó khăn, cộng thêm giá cám tăng khiến người nuôi cá rất khổ. Trung bình mỗi ngày chúng tôi mất 12 bao cám, giá hơn 400.000 đồng/bao, cho 5 lồng cá. Giá cám đắt nên chúng tôi cắt cỏ và thân chuối để cho cá ăn thêm", ông Huấn cho biết.

 

Lồng cá Lăng nhà ông Huấn  đang điêu đứng vì không tiêu thụ được do dịch bệnh. Không bán được, nhưng mỗi ngày, hàng triệu đồng tiền thức ăn vẫn phải đổ xuống sông.
Gia đình ông Huấn đang điêu đứng vì không tiêu thụ được cá lăng do dịch bệnh. Dù không bán được cá, nhưng mỗi ngày ông vẫn phải đổ xuống sông hàng triệu đồng tiền thức ăn.

 

Không tìm được đầu ra, nhiều người phải cắt giảm một nửa thức ăn của cá mỗi ngày để giảm chi phí
Không tìm được đầu ra cho cá lồng, nhiều hộ nuôi đã phải cắt giảm thức ăn của cá mỗi ngày để bớt phần nào chi phí.

 

Cá nuôi trong lồng có nhiều ưu điểm dễ chăm sóc, nuôi được mật độ cao, thức ăn sẵn có, nuôi được nhiều chủng loại cá, nhất là những loại cá đặc sản, góp phần giảm chi phí trong nuôi trồng, tăng thu nhập. Bên cạnh đó, môi trường ít bị ô nhiễm, lượng ô-xy trong nước cao, nguồn nước luôn được lưu thông cũng là những điều kiện thuận lợi để cá lồng sinh trưởng, phát triển tốt, chất lượng thịt ngon, được người tiêu dùng ưa thích.
Việc nuôi cá trong lồng có nhiều ưu điểm như dễ chăm sóc, nuôi được mật độ cao, thức ăn sẵn có, nuôi được nhiều chủng loại, nhất là những loại cá đặc sản, góp phần giảm chi phí trong nuôi trồng, tăng thu nhập. Bên cạnh đó, môi trường ít bị ô nhiễm, lượng oxy trong nước cao, nguồn nước luôn được lưu thông cũng là những điều kiện thuận lợi để cá lồng sinh trưởng, phát triển tốt, chất lượng thịt ngon, được người tiêu dùng ưa thích.

 

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc tiêu thụ cá tại Hải Dương gặp khá nhiều khó khăn. Để hỗ trợ người dân, lãnh đạo địa phương đã đẩy mạnh quảng bá thế mạnh và thương hiệu cá lồng của địa phương; tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, siêu thị, nhà phân phối liên kết hợp tác, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, một số địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đã có kết nối bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử như VOSO, Postmart để sản phẩm có thể đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện và nhanh nhất.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc tiêu thụ cá tại Hải Dương gặp khá nhiều khó khăn. Để hỗ trợ người dân, lãnh đạo địa phương đã đẩy mạnh quảng bá thương hiệu cá lồng của người dân nơi đây, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, siêu thị, nhà phân phối liên kết hợp tác, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, một số địa phương tại Hải Dương cũng kết nối bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử như VOSO, Postmart để sản phẩm có thể đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Ngọc Linh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI