Lễ hội rước mục đồng làng Phong Lệ

07/05/2024 - 19:26

PNO - Ngày 7/5, UBND huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đã tổ chức lễ hội rước mục đồng tại làng Phong Lệ (nay là thôn Phong Nam), xã Hòa Châu.

Ngày 7/5, UBND huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) đã tổ chức lễ hội Mục đồng tại làng Phong Lệ (nay là thôn Phong Nam), xã Hoà Châu. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày, ngày 7 và 8/5/2024 (nhằm ngày 29 tháng 3, Mùng 1 tháng 4 năm Giáp Thìn).
Lễ hội diễn ra trong ngày 7 và 8/5 (nhằm ngày 29 tháng 3, mùng 1 tháng Tư âm lịch).

Lễ hội Mục đồng của làng Phong Lệ xưa là lễ hội độc đáo của Đà Nẵng và của nước ta. Đây là một lễ hội duy nhất có trên toàn quốc nhằm tôn vinh giới trẻ chăn trâu, một thành phần thấp bé trong xã hội phong kiến ngày xưa.
Đây là lễ hội duy nhất tôn vinh trẻ chăn trâu, một thành phần thấp bé trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Lễ hội Mục đồng gắn với Đình Thần Nông, làng Phong Lệ - được hình thành vào cuối đời vua Tự Đức (1848 - 1883). Đình cấu trúc hình chữ Đinh có 3 bộ phận gắn liền nhau từ ngoài vào trong, có tiền đường hậu tẩm hình thành 5 gian, gian chính giữa thờ Thần Nông - vị tổ sư của ngành nông nghiệp - giúp cho dân làng cầu khẩn được mưa thuận gió hòa. Gian tả thờ các bậc tiền bối hữu công khai khẩn, khai canh, khai cư ...Gian hữu thờ các bậc tiền nhân mục đồng từng dây công lao và làm rạng rỡ cho tầng lớp hà tiện bất hạnh. Vì thế cho nên đình Phong Lệ được mang tên là đình Thần Nông. Cũng như các đình làng khác nhưng duy chỉ có làng Phong Lệ mới có đình Mục Đồng. Ngày xưa các quan chức hoặc con em trong làng thi cử đỗ đạt trước hết phải rước vào đình trình làng làm lễ tôn vinh khuyến học, khuyến tài để giúp ích nước nhà. Với bề dày lịch sử của ngôi đình cổ kính, vào tháng 9/2001 được UBND thành phố đăng ký di tích kiến trúc nghệ thuật, vào tháng 6/2007 được UBND thành phố Đà Nẵng quyết định công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp thành phố.
Lễ hội gắn với Đình Thần Nông, làng Phong Lệ, được hình thành vào cuối đời vua Tự Đức (1848 - 1883).

Theo truyền khẩu, làng Phong Lệ xưa có một cồn cỏ. Ngày nọ, có người xua đàn vịt lên cồn, chân vịt bỗng bị dính chặt xuống đất như có bàn tay ai đó níu lại. Người dân cho rằng có thần linh giáng hạ nên chẳng ai dám bén mảng đến cồn. Từ đó, cồn có tên là Cồn Thần.
Theo truyền khẩu, làng Phong Lệ xưa có một cồn cỏ. Ngày nọ, có người xua đàn vịt lên cồn, chân vịt bỗng bị dính chặt xuống đất như có ai đó níu lại. Người dân cho rằng có thần linh giáng hạ nên không ai dám đến cồn. Từ đó, cồn có tên là Cồn Thần.

Một hôm có đàn trâu chạy lạc lên cồn, đám trẻ chăn trâu đến tìm, nhưng không trẻ nào hề hấn gì. Từ đó tiếng đồn gần xa là Cồn Thần chỉ cho các trẻ chăn trâu đến gần mà thôi. Xóm Cồn về sau được gọi là xóm Đồng, là nơi tụ tập của các mục đồng trong làng. Xuất phát từ câu chuyện lạ lùng ấy, sau nhiều thế hệ dần hình thành một lễ hội dành riêng cho trẻ chăn trâu, gọi là lễ hội Mục đồng làng Phong Lệ, diễn ra vào ngày mùng một tháng Tư âm lịch hàng năm.
Một hôm có đàn trâu chạy lạc lên cồn, đám trẻ chăn trâu đến tìm, nhưng không trẻ nào hề hấn gì. Từ đó tiếng đồn gần xa là Cồn Thần chỉ cho trẻ chăn trâu đến gần mà thôi. Xóm Cồn về sau được gọi là xóm Đồng, là nơi tụ tập của các mục đồng trong làng. Từ câu chuyện ấy, sau nhiều thế hệ dần hình thành lễ hội rước mục đồng làng Phong Lệ, diễn ra vào ngày mùng 1 tháng Tư âm lịch hàng năm.

Theo các vị cao niên trong làng, lễ hội Mục đồng ban đầu được tổ chức vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, nghĩa là 3 năm 1 lần, sau giãn dần ra 6 năm, rồi cuối cùng là 12 năm. Lần cuối cùng lễ hội dành cho trẻ chăn trâu này được tổ chức là vào năm Bảo Đại thứ 11 (1936). Sau 70 năm gián đoạn, lễ hội rước Mục đồng được phục dựng và tổ chức 3 lần vào các năm 2007, 2010 và 2014.
Theo các vị cao niên trong làng, ban đầu lễ hội được tổ chức vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, nghĩa là 3 năm 1 lần, sau giãn dần ra 6 năm, rồi cuối cùng là 12 năm. Lần cuối cùng lễ hội được tổ chức là vào năm Bảo Đại thứ 11 (1936). Sau 70 năm gián đoạn, lễ hội được phục dựng và tổ chức 3 lần vào các năm 2007, 2010 và 2014.

Đình Thần Nông là nơi diễn ra các hoạt động chính của Lễ hội. Lễ hội được tổ chức vào khoảng thời gian tiết trời đẹp nhất trong năm, nắng ráo, mùa màng tạm xong, người nông dân có thời gian nông nhàn để tham gia vào lễ hội.
Đình Thần Nông là nơi diễn ra các hoạt động chính của lễ hội.

Các nghi thức trong lễ hội gồm có 03 phần lễ, 01 phần hội đó là rước Thần Nông từ Cồn Thần về đình Thần Nông; tiếp theo là lễ an vị thần, các chư phái tộc thay nhau vào Đình dâng hương, đảnh lễ thần. Sau cùng là lễ rước Thần Nông dạo đồng Phong Lệ được tiến hành suốt cả một ngày, nhưng đông vui hơn cả là vào ban đêm.
Các nghi thức trong lễ hội gồm 3 phần lễ, 1 phần hội đó là rước Thần Nông từ Cồn Thần về đình Thần Nông. Tiếp theo là lễ an vị thần, các chư phái tộc thay nhau vào đình dâng hương, đảnh lễ thần.

Sau cùng là lễ rước Thần Nông dạo đồng Phong Lệ được tiến hành suốt cả một ngày, nhưng đông vui hơn cả là vào ban đêm.
Sau cùng là lễ rước Thần Nông dạo đồng Phong Lệ suốt 1 ngày, nhưng đông vui hơn cả là vào ban đêm.

Đặc biệt, phần hội không thể thiếu hát mục đồng. Mục đích của đêm hát là nhằm tạ ơn Thần Nông, các vị thần linh đã giáng hạ về làng, phò trì cho nhân dân được khỏe mạnh, no ấm, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi... Đồng thời, tạo cơ hội cho nhân dân trong làng được thưởng thức một đêm hát tuồng, hát mục đồng để giải trí sau khoảng thời gian vất vả với công việc đồng áng.
Đặc biệt, phần hội không thể thiếu hát mục đồng. Mục đích của đêm hát là nhằm tạ ơn Thần Nông, các vị thần linh đã giáng hạ về làng, phò trì cho nhân dân được khỏe mạnh, no ấm, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi... Đồng thời, tạo cơ hội cho nhân dân trong làng được thưởng thức một đêm hát tuồng, hát mục đồng để giải trí sau khoảng thời gian vất vả với công việc đồng áng.

Lễ hội truyền thống rước Mục đồng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân làng Phong Lệ. Lễ hội là sản phẩm sáng tạo thể hiện sự gắn kết cộng đồng. Bản sắc văn hóa trong lễ hội rước Mục đồng đã và đang được cộng đồng duy trì, thực hành, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có tính lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân làng Phong Lệ.
Lễ hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân làng Phong Lệ.

Dù về sau lễ hội không còn được tổ chức thường xuyên như trước, nhưng đình Thần Nông luôn được nhân dân làng Phong Lệ tổ chức lễ bái, thờ cúng, xứng đáng là nơi tôn nghiêm, là di tích đặc biệt của làng. Ngày rằm, mùng một hàng tháng đều cử người dọn dẹp, hương khói chu đáo. Vào mùng 01 tháng 4 Âm lịch hằng năm tổ chức lễ cúng đình và cúng Cồn Thần.
Về sau lễ hội không còn được tổ chức thường xuyên, nhưng người dân làng Phong Lệ luôn tổ chức lễ bái, thờ cúng đình Thần Nông. Vào mùng 1 tháng Tư âm lịch hằng năm tổ chức lễ cúng đình và cúng Cồn Thần.

Trước đây lễ vật cúng Đình là do nhân dân đóng góp. Trẻ chăn trâu là nhân vật chủ chốt của lễ cúng Đình và Cồn Thần. Từ việc thu gom vật phẩm trong làng, đến nấu nướng, mua sắm dọn lễ... đều do trẻ chăn trâu trong làng đảm trách. Các chức sắc cao niên trong làng chỉ đạo văn tế lễ. Sau lễ cúng tổ chức dọn tiệc ngay tại đình. Toàn bộ trẻ chăn trâu và các vị chức sắc cao niên trong làng ngồi dự bình đẳng với nhau, không phân biệt chủ tớ, sang hèn.
Trước đây lễ vật cúng đình do nhân dân đóng góp. Trẻ chăn trâu là nhân vật chủ chốt của lễ cúng đình và Cồn Thần. Từ việc thu gom vật phẩm trong làng đến nấu nướng, mua sắm dọn lễ... đều do trẻ chăn trâu đảm trách. Các chức sắc cao niên trong làng chỉ đạo văn tế lễ. Sau lễ cúng tổ chức dọn tiệc ngay tại đình. Trẻ chăn trâu và các chức sắc cao niên trong làng ngồi dự bình đẳng với nhau, không phân biệt chủ tớ, sang hèn.

Lễ hội Rước Mục đồng làng Phong Lệ năm 2024 hứa hẹn sẽ là điểm nhấn trong hành trình văn hóa tâm linh, nhớ về nguồn cội, mang thương hiệu và nét văn hóa đặt trưng của địa phương.
Lễ hội rước mục đồng làng Phong Lệ năm 2024 hứa hẹn sẽ là điểm nhấn trong hành trình văn hóa tâm linh, nhớ về nguồn cội, mang thương hiệu và nét văn hóa đặc trưng của địa phương.

tháng 9/2001 được UBND thành phố đăng ký di tích kiến trúc nghệ thuật, vào tháng 6/2007 được UBND thành phố Đà Nẵng quyết định công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp thành phố.
Tháng 9/2001, đình Thần Nông làng Phong Lệ được UBND thành phố đăng ký di tích kiến trúc nghệ thuật, tháng 6/2007 được UBND TP Đà Nẵng quyết định công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.

Lê Đình Dũng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI