Giải mã tình trạng chạy trốn khỏi “chốn an toàn”

02/12/2022 - 18:01

PNO - Gia đình là nơi an toàn nhất sau bộn bề của cuộc sống. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực gia đình đã khiến nhiều người... “chạy trốn”.

Sáng nay 2/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Chốn an toàn”.

Bà Nguyễn Thị Minh Hương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam - cho biết, theo kết quả điều tra quốc gia công bố năm 2020 thì 62,9% phụ nữ Việt Nam từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong đời. Cứ 3 phụ nữ thì có gần 1 người bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục. Tuy nhiên, hơn 90% phụ nữ bị chồng bạo hành không tìm kiếm sự giúp đỡ. Cả nước có hơn 21% số trẻ bị xâm hại tình dục bởi chính người thân trong gia đình.

Chia sẻ về tình trạng này, bà Dương Thị Ngọc Linh - Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và phát triển (Hội LHPN Việt Nam) cho rằng, bạo lực chủ yếu hiện nay là bạo lực tinh thần với nhiều hình thức khác nhau nhưng chủ yếu tập trung vào môi trường gia đình. Đáng chú ý, bà Linh cho biết nhiều phụ nữ bị bạo hành, khi tìm đến sự hỗ trợ của trung tâm đã có dấu hiệu sang chấn tâm lý.

Giải mã về nguyên nhân tình trạng bạo lực gia đình nói trên, Luật gia Nguyễn Quang Huy cho rằng nguồn gốc của bạo lực gia đình xuất phát từ quan điểm cũ và phần nào tạo áp lực lên người đàn ông - cũng chính là “thủ phạm” chủ yếu trong bạo lực gia đình. Theo ông Huy, quan điểm “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Quan điểm này khiến người đàn ông cho rằng mình chỉ việc đi kiếm tiền còn không cần chia sẻ công việc nhà cửa, gia đình với vợ. Rồi những mâu thuẫn nhỏ hay tác động nhỏ từ cuộc sống vô hình trung đã tạo thành áp lực đè lên tâm lý người đàn ông. Đến một lúc nào đó, tình trạng bạo lực gia đình xuất hiện với nhiều hình thức như đánh đập, mắng chửi, cấm đoán...

Các diễn giả tham gia buổi tọa đàm.
Các diễn giả tham gia buổi tọa đàm.

Bạn Bùi Nhật Phong - sinh viên năm cuối Học viện Phụ nữ Việt Nam - đã chia sẻ một câu chuyện bạo lực hẹn hò trong giới trẻ. Phong kể, có 2 người bạn yêu nhau rất ngọt ngào. Nhưng khi tình cảm sâu đậm thì bạn trai có biểu hiện ghen tuông, theo dõi khiến bạn gái không thoải mái trong cuộc sống và các mối quan hệ xung quanh. Một lần, bạn trai thấy bạn gái ngồi uống cà phê với một bạn trai khác cùng lớp thì nổi cơn ghen... khiến người bạn trai kia phải nhập viện. “Mới hẹn hò mà bạo lực đã kinh khủng như vậy thì bạo lực khi đã là người một nhà còn đến mức nào!” - Phong nói.

Ông Khuất Văn Quý - Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) - cho rằng, chúng ta đang giữ văn hóa im lặng, không nói rõ tình

 

Luật gia Nguyễn Quang Huy cho biết, trong năm tới sẽ phối hợp với cơ quan quản lý triển khai tổng đài cho người gây bạo lực gia đình. Việc tiếp nhận cuộc gọi, chia sẻ, giải thích sẽ giúp “thủ phạm” gây bạo lực gia đình “cắt cơn” trong lúc nóng giận. Bà Ngọc Linh rất đồng tình giải pháp trên và cho biết trung tâm của bà cũng có phòng tham vấn cho người gây ra bạo lực gia đình bởi giải quyết bạo lực gia đình phải làm từ cả 2 phía.

trạng gia đình. Ngoài ra, sự phối hợp của cơ quan nhà nước còn chưa chặt chẽ, việc thống kê số liệu giữa cơ quan quản lý với gia đình chưa đồng nhất đã tạo khó khăn trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Ông Quý cho biết, vừa qua Quốc hội đã thông qua Luật Phòng chống bạo lực gia đình và luật chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2023. “Điểm mới nhất trong Luật Phòng chống bạo lực gia đình vừa được Quốc hội thông qua là biện pháp thực hiện công việc cộng đồng. Biện pháp này sẽ giúp cộng đồng và chính người vi phạm nhìn nhận ra hành vi bạo lực gia đình nhưng ở phương diện tự giác chứ không phải lao động cưỡng bức” - ông Quý nói.

Sáng nay 2/12, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Số 36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Hội LHPN Việt Nam đã khai mạc triển lãm Chạy trốn “chốn an toàn” với sự tham dự của hơn 80 đại biểu gồm đại diện các bộ, ban, ngành, các tổ chức quốc tế, các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới. Triển lãm diễn ra từ từ 2/12 - 31/12/2022 với 3 chủ đề: Trong chốn an toàn, cùng suy ngẫm và điểm tựa bình yên.

Triển lãm phản ánh chân thực thực trạng bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới hiện nay và những nỗ lực, của Chính phủ, các cơ quan, tổ chức trong hoạt động phòng chống, ứng phó với bạo lực gia đình. Triển lãm cũng kêu gọi sự lên tiếng của nạn nhân, sự chung tay của toàn xã hội để đẩy lùi bạo lực gia đình, mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho mọi nhà.

Triển lãm gồm 3 chủ đề: Trong chốn an toàn, Cùng suy ngẫm, Điểm tựa bình yên.
Triển lãm gồm 3 chủ đề: Trong chốn an toàn, Cùng suy ngẫm, Điểm tựa bình yên.

Triển lãm nằm trong kế hoạch hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2022. Tháng hành động năm nay đang diễn ra với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới, xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.

Chuỗi sự kiện tọa đàm và triển lãm cũng nằm trong khuôn khổ chiến dịch của Tháng hành động với mong muốn truyền đi thông điệp hãy lên tiếng và hành động để xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới, không để ai phải chạy trốn khỏi “chốn an toàn”.

Bảo Khang

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI