Nông dân đội đèn pin thu hoạch nông sản đêm “trốn nóng”

01/05/2024 - 06:00

PNO - Để kịp mùa vụ, song vẫn đảm bảo sức khỏe giữa cái nắng như thiêu như đốt, người dân Nghệ An phải đội đèn pin ra ruộng thu hoạch nông sản vào ban đêm hoặc từ sáng sớm.

Nghệ An đang là tâm điểm của đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất trong ngày luôn ở ngưỡng 41 - 42 độ C. Để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, song vẫn đảm bảo mùa vụ, người dân phải xoay xở đủ cách để ra đồng làm việc.
Nghệ An đang là tâm điểm của đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất trong ngày luôn ở ngưỡng 41 - 420C. Để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, song vẫn đảm bảo mùa vụ, người dân phải xoay xở đủ cách để ra đồng làm việc.
Ông Phạm Đức Thiệu (60 tuổi, trú xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) cho biết, thời điểm này đang là giai đoạn gấp rút thu hoạch lạc, ngô để chuẩn bị vụ dưa hấu. Để kịp mùa vụ giữa cái nóng như thiêu, như đốt, họ buộc phải chuyển sang thu hoạch nông sản vào ban đêm, hoặc lúc rạng sáng đến khi mặt trời bắt đầu hửng nắng.
Ông Phạm Đức Thiệu (60 tuổi, trú xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) cho biết, thời điểm này đang là giai đoạn gấp rút thu hoạch đậu phộng, bắp để chuẩn bị vụ dưa hấu. Nhằm kịp mùa vụ giữa cái nóng như thiêu, như đốt, nông dân buộc phải chuyển sang thu hoạch nông sản vào ban đêm, hoặc lúc rạng sáng đến khi mặt trời bắt đầu hửng nắng.
6g sáng, mặt trời đã chiếu chói chang, oi bức. Nhiều người phải trang bị thêm áo tơi để tránh mặt trời chiếu thẳng vào lưng.
6g sáng, mặt trời đã chiếu chói chang, oi bức. Nhiều người phải trang bị thêm áo tơi để tránh mặt trời chiếu thẳng vào lưng.
Áo tơi được làm bằng lá cọ, đan khá dày nên giúp hạn chế tia nắng chiếu thẳng xuống lưng, giảm mồ hôi. “Mang nhiều lớp áo như thế này cũng cực lắm, nhưng không mang thì mặt trời chiếu vào bỏng cả lưng, không thể làm việc được” - chị Nguyễn Thị Hạnh (trú xã Nghi Trung) nói.
Áo tơi được làm bằng lá cọ, đan khá dày nên giúp hạn chế tia nắng chiếu thẳng xuống lưng, giảm mồ hôi. “Mang nhiều lớp áo như thế này cũng cực lắm, nhưng không mang thì mặt trời chiếu vào bỏng cả lưng, không thể làm việc được” - chị Nguyễn Thị Hạnh (trú xã Nghi Trung) nói.
Áo điều hòa cũng được nhiều nông dân xem như là “phao cứu sinh” khi phải làm việc dưới ánh mặt trời.
Áo điều hòa cũng được nhiều nông dân xem như là “phao cứu sinh” khi phải làm việc dưới ánh mặt trời.
Để đảm bảo cho sức khỏe, bà Hoàng Thị Xuân (63 tuổi, trú xã Nghi Trung) phải quàng một lớp khăn trên đầu, rồi đội nón, bọc thêm một lớp mũ cách nhiệt phía trên khi nhổ lạc giữa ruộng.
Để đảm bảo cho sức khỏe, bà Hoàng Thị Xuân (63 tuổi, trú xã Nghi Trung) phải quàng một lớp khăn trên đầu, rồi đội nón, bọc thêm một lớp mũ cách nhiệt phía trên khi nhổ đậu phộng.
Theo người dân địa phương, việc vận chuyển lạc về nhà khá vất vả, lại bụi nên họ tranh thủ tách lấy hạt ngay tại ruộng để dễ vận chuyển. “Trời nắng, chở về nhà mang bụi đất thì càng mệt hơn nên chúng tôi tranh thủ tách lấy củ thôi. Bữa nào cố lắm thì cũng chỉ đến 9g phải về chứ không thể làm hơn được” - bà Xuân nói.
Việc vận chuyển đậu phộng về nhà khá vất vả, lại bụi nên nông dân tranh thủ tách lấy hạt ngay tại ruộng để dễ vận chuyển. “Trời nắng, chở về nhà mang bụi đất thì càng mệt hơn nên chúng tôi tranh thủ tách lấy củ thôi. Bữa nào cố lắm thì cũng chỉ đến 9g phải về chứ không thể làm hơn được” - bà Xuân nói.
Làm việc trong thời tiết nắng nóng, người dân phải mang đủ loại nước giải nhiệt, đá lạnh để giải khát.
Làm việc trong thời tiết nắng nóng, người dân phải mang đủ loại nước giải nhiệt, đá lạnh để giải khát.
Gầm xe kéo trở thành nơi trốn nắng lý tưởng của một người phụ nữ đang tranh thủ thời gian phơi ngô sau khi thu hoạch.
Gầm xe kéo trở thành nơi trốn nắng lý tưởng của một người phụ nữ đang tranh thủ thời gian phơi bắp sau khi thu hoạch.
Trong khi nhiều nông dân chọn ra đồng từ 4g - 9g sáng, thì một số khác lại chọn cách ra đồng làm việc buổi tối để “trốn nóng”. Gần 22g tối 30/4, nhiều cánh đồng lạc, ngô ở huyện Nghi Lộc vẫn chi chít bóng đèn pin, tiếng cười đùa rôm rả. Họ thường bắt đầu công việc từ khoảng 19g, sau bữa cơm tối, và kết thúc công việc vào giữa đêm hoặc rạng sáng.
Trong khi nhiều nông dân chọn ra đồng từ 4g - 9g sáng, thì một số khác lại chọn cách ra đồng làm việc buổi tối để “trốn nóng”. Gần 22g ngày 30/4, nhiều cánh đồng đậu phộng, bắp ở huyện Nghi Lộc vẫn chi chít bóng đèn pin, tiếng cười đùa rôm rả. Họ thường bắt đầu công việc từ khoảng 19g, sau bữa cơm tối, và kết thúc công việc vào giữa đêm hoặc rạng sáng.
Thời tiết về khuya dễ chịu hơn nhiều so với ban ngày, song nhiều người vẫn phải khoác thêm áo điều hòa để giảm nhiệt.
Thời tiết về khuya dễ chịu hơn nhiều so với ban ngày, song nhiều người vẫn phải khoác thêm áo điều hòa để giảm nhiệt.
Anh Trần Đức Công (chủ một máy thu hoạch ngô ở huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) cho biết, những ngày nắng nóng cao điểm, máy thu hoạch ngô của anh thường hoạt động đến tận 24g khuya. Tuy nhiên, 4g sáng  họ đã ra đồng làm việc để “trốn nắng buổi sáng và đảm bảo tiến độ. Để đảm bảo sức khỏe, mỗi máy gặt lúa, thu hoạch ngô thường có một nhóm từ 3 - 4 thợ để chia ca làm việc.
Anh Trần Đức Công (chủ một máy thu hoạch bắp ở huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) cho biết, những ngày nắng nóng cao điểm, anh thường làm việc từ 4g sáng đến tận 0g. Để đảm bảo sức khỏe, mỗi máy gặt lúa, thu hoạch bắp thường có một nhóm từ 3 - 4 thợ để chia ca làm việc.

Phan Ngọc

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEnhipsongthidanvi /strCate=nhipsongthidan