PNO - Gần đây, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM tiếp nhận nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết nặng, thậm chí đã có trẻ bị sốc sốt xuất huyết tử vong.
![]() |
Hơn một tuần qua, số lượng trẻ mắc sốt xuất huyết được đưa tới Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM đang tăng dần, nhiều trẻ được đưa đến bệnh viện khi đã chuyển nặng, sốc sốt xuất huyết. |
![]() |
Đa phần trẻ chuyển nặng, có chỉ định nhập viện, trong đó có cả trẻ ở TPHCM và nhiều tỉnh thành khác. |
![]() |
Cha mẹ các bé cho biết, do lo ngại COVID-19 nên cố gắng hạ sốt và theo dõi diễn tiến bệnh của trẻ, đến khi thấy con quá mệt mỏi, đưa trẻ đến bệnh viện mới biết bé bị sốt xuất huyết. |
![]() |
Trẻ mắc sốt xuất huyết rải rác ở nhiều độ tuổi, nhiều trẻ khi đến bệnh viện đã vào giai đoạn nặng, sốc sốt xuất huyết. |
![]() |
Chăm sóc con trai tại bệnh viện, chị Thanh Tuyền cho biết: "Ban đầu con tôi than mệt, nhức đầu, tôi đưa bé đi bác sĩ khám. Bác sĩ nói bé bị viêm họng và cho thuốc về uống, hai ngày sau bé sốt cao hơn, không hạ, tôi đưa con đến Bệnh viện Nhi đồng 2 khám lại, bác sĩ nói con tôi bị sốt xuất huyết có thể biến chứng, phải nhập viện theo dõi". |
![]() |
Có trẻ bệnh quá nặng phải thở oxy, trẻ nôn ói nhiều, chán ăn, quấy khóc. |
![]() |
Bác sĩ Nguyễn Đình Quy - Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM - cho biết: “Hiện tại, nhiều bệnh nhi sốt xuất huyết nhập viện muộn, trẻ mắc bệnh nặng tăng nhiều hơn so với mọi năm. Tại khoa, có 60-70% trẻ bệnh nhẹ, trẻ bệnh nặng chiếm 20-30% và tỷ lệ phải lọc máu là 2-3%”. |
![]() |
Một bé trai rơi vào sốc sốt xuất huyết, tổn thương gan trên nền bệnh béo phì, phải lọc máu điều trị. Trong tuần này, mỗi ngày, số trẻ đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM tăng gấp 2 lần so với tuần trước. Tỷ lệ trẻ bị sốt vì mắc sốt xuất huyết cũng tăng. |
![]() |
Bác sĩ Quy cho biết, bệnh cảnh sốt xuất huyết năm nay khác hơn so với mọi năm là bệnh nhi nhập viện muộn, qua quá trình khai thác bệnh sử, bác sĩ nhận thấy đa phần phụ huynh đều lo ngại COVID-19 nên không đưa con đi khám bệnh, đến khi trẻ có dấu hiệu sốc phản vệ, co giật, thậm chí là nôn ra máu, gia đình mới đưa trẻ đến bệnh viện. |
Phạm An
Chia sẻ bài viết: |
Khi xảy ra tai nạn lao động, cần giữ bình tĩnh, tiến hành sơ cứu đúng cách và nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Ngày 21/3/2025, BS CKII Trần Bá Kiền - một trong những chuyên gia nhãn khoa hàng đầu của Việt Nam, vừa được vinh danh "Bác sĩ truyền cảm hứng châu Á" ...
Tuần qua, bên cạnh nhiều bệnh truyền nhiễm tăng, Hà Nội ghi nhận 1 ca mắc liên cầu lợn.
Đây là ca mắc sởi tử vong đầu tiên của Hà Nội ghi nhận trong năm 2025.
Trẻ mắc rối loạn chuyển hóa bẩm sinh cần phải uống sữa chuyển hóa riêng biệt. Tùy theo loại rối loạn chuyển hóa, bác sĩ có thực đơn riêng cho từng bé...
Người mắc bệnh thận cũng không nên tự ý kiêng khem trái cây ở giai đoạn nhẹ khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ.
Các bác sĩ cảnh báo việc lạm dụng thực phẩm chức năng (thuốc bổ) có thể gây hại nghiêm trọng lên gan, thận…
Sau khi ngất xỉu trong lớp học, bé gái bỗng có những hành động bất thường như hay khóc một mình, cười về đêm, gia đình nghĩ bé bị “ma nhập”.
Ngày 21/3, Tập đoàn Vingroup công bố tài trợ 1.000 tỉ đồng nhằm hỗ trợ triển khai Đề án Cấp cứu ngoại viện cấp quốc gia, giai đoạn 2025-2030...
Sau khi anh N. bị chết não, người nhà đã hiến tặng 7 đơn vị mô và bộ phận cơ thể của anh để ghép cho 7 bệnh nhân đang cần.
Bệnh nhân 16 tuổi nhập viện cấp cứu vì nuốt chiếc kim khâu dài 5cm.
Nhận thức của người dân còn thấp, các y bác sĩ ở vùng cao Nghệ An phải "đi từng ngõ, gõ từng nhà” để vận động trẻ tiêm vắc xin phòng sởi.
Anh N.X.Đ. (sinh năm 1999, ở Đồng Nai) bị ung thư lưỡi trái, di căn hạch dưới hàm cùng bên.
Để kiểm soát bệnh sởi đang tăng mạnh, Bộ Y tế đã quyết định triển khai kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 2.
Nghiên cứu từ Úc cho thấy, chỉ có 10% biện pháp can thiệp không phẫu thuật có thể làm giảm cơn đau của người bị đau lưng.
Theo kết quả kiểm nghiệm ban đầu, các “chỉ tiêu đường, đạm, chất béo và năng lượng của kẹo rau củ Kera cơ bản phù hợp với công bố".
Tầm soát định kỳ giúp nhiều người phát hiện sớm ung thư đại trực tràng, dạ dày, tăng tỉ lệ điều trị thành công và giảm nguy cơ tử vong.
Có đến gần một nửa học sinh tại TPHCM mắc tật khúc xạ. Nguyên nhân chủ yếu do thói quen sinh hoạt, học tập.