Lộ diện con đường tuyệt đẹp uốn quanh dòng kênh ô nhiễm sau gần 3 năm thi công

23/07/2025 - 15:23

PNO - Dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên hiện đã hoàn thành khoảng 52,6% khối lượng thi công, dù đã bước sang giai đoạn 2. Chủ đầu tư đang nỗ lực tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến nguồn vật liệu và điều kiện thi công, với mục tiêu hoàn thành toàn tuyến vào cuối năm 2025.

Được khởi công từ tháng 2/2023, dự án có tổng mức đầu tư hơn 9.000 tỷ đồng, chiều dài gần 32 km, đi qua 7 quận, huyện cũ của TPHCM gồm: Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, quận 12 và huyện Bình Chánh. Sau khi hoàn thành, tuyến kênh sẽ đóng vai trò trục tiêu thoát nước chính cho khu vực rộng hơn 14.900 ha, góp phần chỉnh trang đô thị, giảm ngập và cải thiện môi trường.
Dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên được khởi công từ tháng 2/2023, dự án có tổng mức đầu tư hơn 9.000 tỉ đồng, chiều dài gần 32km, đi qua 7 quận, huyện cũ của TPHCM gồm: Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, quận 12 và huyện Bình Chánh. Sau khi hoàn thành, tuyến kênh sẽ đóng vai trò trục tiêu thoát nước chính cho khu vực rộng hơn 14.900ha, góp phần chỉnh trang đô thị, giảm ngập và cải thiện môi trường.

Trong giai đoạn 1, dự án đã hoàn thành nhiều hạng mục quan trọng như: nạo vét kênh, giải phóng mặt bằng, xây dựng hệ thống cửa xả, kè bêtông, đường giao thông dọc hai bờ rộng từ 7–12 m cùng vỉa hè mỗi bên rộng 3 m.
Trong giai đoạn 1, dự án đã hoàn thành nhiều hạng mục quan trọng như: nạo vét kênh, giải phóng mặt bằng, xây dựng hệ thống cửa xả, kè bêtông, đường giao thông dọc 2 bờ rộng từ 7–12m cùng vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

Bước sang giai đoạn 2 – giai đoạn cải tạo trọng điểm – tiến độ thi công hiện đạt hơn 52,6%. Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM (chủ đầu tư), toàn bộ dự án được chia thành 10 gói thầu xây lắp, trong đó gói nhỏ nhất có giá trị 330 tỷ đồng, lớn nhất hơn 1.000 tỷ đồng. 9 gói đầu tiên được khởi công đồng loạt từ tháng 2/2023, riêng gói thầu số 10 khởi công trễ vào tháng 1/2024 do vướng mắc về thiết kế và hồ sơ kỹ thuật.
Bước sang giai đoạn 2, giai đoạn cải tạo trọng điểm tiến độ thi công hiện đạt hơn 52,6%. Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM (chủ đầu tư), toàn bộ dự án được chia thành 10 gói thầu xây lắp, trong đó gói nhỏ nhất có giá trị 330 tỉ đồng, lớn nhất hơn 1.000 tỉ đồng. 9 gói đầu tiên được khởi công đồng loạt từ tháng 2/2023, riêng gói thầu số 10 khởi công trễ vào tháng 1/2024 do vướng mắc về thiết kế và hồ sơ kỹ thuật.

Ghi nhận của Kinh tế Sài Gòn Online tại khu vực quận Bình Tân (cũ) cho thấy, hoạt động thi công diễn ra cầm chừng, chỉ có vài công nhân và máy móc làm việc rải rác.Ở một số đoạn, cỏ dại mọc um tùm kèm theo rác bị bỏ bừa bãi khiến khu vực trở nên nhếch nhác, gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Ghi nhận của phóng viên, tại khu vực quận Bình Tân (cũ), hoạt động thi công diễn ra cầm chừng, chỉ có vài công nhân và máy móc làm việc rải rác. Ở một số đoạn, cỏ dại mọc um tùm kèm theo rác bị bỏ bừa bãi khiến khu vực trở nên nhếch nhác, gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Vật liệu xây dựng được tập kết ngổn ngang khiến lối đi bị thu hẹp, gây không ít phiền toái cho người dân địa phương.
Việc tập kết vật liệu xây dựng không gọn gàng làm thu hẹp lối đi, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân trong khu vực.

Tính đến nay, khối lượng giải ngân đạt 52,6%. Nếu tính thêm phần công việc đã thi công trên công trường nhưng chưa đủ điều kiện nghiệm thu, thanh toán, thì tổng khối lượng đạt khoảng 60 - 65%. Một số đoạn dài khoảng 4 km đã thông xe kỹ thuật.
Tính đến nay, khối lượng giải ngân đạt 52,6%. Nếu tính thêm phần công việc đã thi công trên công trường nhưng chưa đủ điều kiện nghiệm thu, thanh toán, thì tổng khối lượng đạt khoảng 60-65%. Một số đoạn dài khoảng 4km đã thông xe kỹ thuật.

Một số đoạn dài khoảng 4 km đã thông xe kỹ thuật.
Theo chủ đầu tư, các vướng mắc lớn nhất hiện nay là thiếu hụt vật liệu xây dựng, đặc biệt là cát và đá, cũng như ảnh hưởng từ địa hình phức tạp và thủy triều hai lần mỗi ngày, gây khó khăn cho việc vận chuyển và tổ chức thi công. Đơn vị đã chủ động làm việc với các địa phương và đơn vị khai thác để bổ sung nguồn vật liệu, đồng thời kiến nghị cơ chế hỗ trợ giá vật tư nhằm giảm áp lực cho nhà thầu.
Theo chủ đầu tư, các vướng mắc lớn nhất hiện nay là thiếu hụt vật liệu xây dựng, đặc biệt là cát và đá, cũng như ảnh hưởng từ địa hình phức tạp và thủy triều 2 lần mỗi ngày, gây khó khăn cho việc vận chuyển và tổ chức thi công. Đơn vị đã chủ động làm việc với các địa phương và đơn vị khai thác để bổ sung nguồn vật liệu, đồng thời kiến nghị cơ chế hỗ trợ giá vật tư nhằm giảm áp lực cho nhà thầu.

Song song với việc đẩy mạnh thi công, công tác điều phối tiến độ và phân luồng thi công cũng đang được điều chỉnh linh hoạt nhằm gia tăng khối lượng thực hiện. Với mục tiêu hoàn thành và thông xe toàn tuyến vào ngày 31/12/2025, chủ đầu tư thể hiện quyết tâm cao trong việc đưa dự án về đích đúng hạn. Đồng thời, các nhà thầu thi công chậm tiến độ sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định hợp đồng.
Song song với việc đẩy mạnh thi công, công tác điều phối tiến độ và phân luồng thi công cũng đang được điều chỉnh linh hoạt nhằm gia tăng khối lượng thực hiện. Với mục tiêu hoàn thành và thông xe toàn tuyến vào ngày 31/12/2025, chủ đầu tư thể hiện quyết tâm cao trong việc đưa dự án về đích đúng hạn. Đồng thời, các nhà thầu thi công chậm tiến độ sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định hợp đồng.

Dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên được kỳ vọng không chỉ giải quyết bài toán thoát nước, giảm ngập cho TPHCM mà còn góp phần cải thiện chất lượng môi trường và diện mạo đô thị dọc tuyến kênh.
Dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên được kỳ vọng không chỉ giải quyết bài toán thoát nước, giảm ngập cho TPHCM mà còn góp phần cải thiện chất lượng môi trường và diện mạo đô thị dọc tuyến kênh.

Khải Ân

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=