PNO - Ngày 22/9, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế khởi động chương trình Giáo dục di sản năm 2024 cho các học sinh trên địa bàn TP Huế.
![]() |
Chương trình do Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế và GEKE (Hội Bảo tồn di sản văn hóa Đức) phối hợp tổ chức diễn ra tại Khu vực trùng tu và phục chế ảo, tích hợp đào tạo kỹ thuật tại Điện Phụng Tiên- Đại nội Huế - Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh |
![]() |
Trong buổi sáng đầu tiên khởi động chương trình trong năm học 2024-2025, các học sinh trường THCS Nguyễn Chí Diễu, TP Huế được tìm hiểu về các họa tiết trang trí truyền thống trong kinh thành và thực hành tô màu với kỹ thuật vẽ màu nước - Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh |
![]() |
![]() |
Tại đây, chuyên gia người Đức - bà Andrea Teufel cùng các cộng sự của mình đã giới thiệu về kỹ thuật tô màu và cách sử dụng; khám phá và tìm hiểu những họa tiết truyền thống tại bình phong và cổng chính của điện Phụng Tiên - Ảnh:Nguyễn Phúc Bảo Minh |
![]() |
Tham gia vào chương trình giáo dục di sản, các em được lựa chọn các tranh họa tiết được in trên giấy vẽ A3 rồi trải nghiệm tô màu bằng màu nước và cọ vẽ chuyên nghiệp tại văn phòng dự án trong khu vực Điện Phụng Tiên - Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh |
![]() |
Đồng thời, học sinh được chơi trò chơi luyện trí nhớ "Hue The Memory Game" để tìm hiểu về ý nghĩa của các họa tiết. Ngoài ra, các bạn học sinh sẽ cùng nhau tạo ra những nhóm lẻ để được các kỹ thuật viên hướng dẫn cách nghiên cứu và tìm kiếm các họa tiết được sử dụng tại công trình Điện Phụng Tiên - Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh |
![]() |
Chương trình này nhằm mục đích nâng cao nhận thức về di sản văn hóa Huế, giúp trẻ luyện tập các kỹ năng tập trung truyền cảm hứng và phát huy khả năng nghệ thuật, sức sáng tạo của trẻ thông qua hoạt động khám phá có tính tương tác và vui thú về nghệ thuật triều Nguyễn. |
![]() |
Học sinh cùng nhau học tập và vui chơi trong bầu không khí độc đáo tại khu vực Điện Phụng Tiên. |
![]() |
Những năm qua, nhiều trường học trên địa bàn TP Huế đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đưa môn học trải nghiệm, giáo dục đến với các em học sinh - Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh |
![]() |
Được hiểu thêm những công trình kiến trúc và giá trị văn hóa - lịch sử theo kiểu “mắt thấy tai nghe” đã giúp học sinh không chỉ hiểu thêm về di sản được thế giới công nhận mà còn thêm yêu hơn vùng đất quê hương. |
![]() |
Chương trình giáo dục di sản đang được áp dụng từ bậc học mầm non cho đến THCS. Tùy theo lịch đăng ký, học sinh của từng trường lần lượt được tham quan thực tế các di sản, danh thắng nổi tiếng nằm trong Quần thể di tích cố đô Huế. |
![]() |
Tham quan các công trình nổi tiếng như điện Thái Hòa, lầu Ngũ Phụng, Ngọ Môn, điện Kiến Trung, Nhà hát Duyệt Thị Đường, Điện Phụng Tiên hay những đền đài lăng tẩm… học sinh được cán bộ di tích giới thiệu một cách tường tận ý nghĩa lịch sử, công năng, hoa văn họa tiết trên công trình kiến trúc-Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh |
Theo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, riêng năm 2023, trung tâm đã phối hợp với Phòng GD - ĐT TP Huế triển khai thành công chương trình giáo dục di sản học đường cho 85 trường học, chia thành 263 đoàn, với hơn 25.000 học sinh tham gia. Trong năm 2024, trung tâm sẽ tập trung tổ chức biên soạn tài liệu, giáo trình về giáo dục di sản Huế một cách khoa học, hiệu quả. Cùng với đó, phối hợp với các đối tác, các khu di sản, trường học xây dựng một số chương trình giáo dục di sản Huế dành cho giới trẻ, học sinh, sinh viên ngoại tỉnh và quốc tế. |
Thuận Hóa
Chia sẻ bài viết: |
ĐBQH Trương Xuân Cừ chỉ ra, tại Hà Nội, ngoài học phí, các khoản tiền khác của học sinh cũng không ít, ảnh hưởng tới chính sách ưu việt của Nhà nước.
Chính sách đổi mới hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, liên thông, tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân.
Ngày càng nhiều người trẻ Mỹ từ bỏ đại học để theo đuổi nghề tay chân, phản ánh sự thay đổi sâu sắc về giá trị thật sự của thành công.
Ứng viên tham gia sẽ được ký hợp đồng đào tạo ngay từ đầu, đảm bảo các chế độ học bổng toàn phần, sinh hoạt phí, chi phí thực tập, nghiên cứu…
Đại học Bách khoa Hà Nội vừa công bố phương án quy đổi mức điểm chuẩn tương đương giữa các phương thức tuyển sinh đại học chính quy năm 2025.
Đây là nội dung đáng chú ý tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho hay, giáo dục mầm non đối mặt với thách thức lớn, có gần 300.000 trẻ em chưa được đến trường.
Khảo sát trên 6.643 học sinh lớp Tám, lớp Chín cho thấy, phần lớn mong muốn tiếp tục học lên THPT, đại học để có việc làm thu nhập ổn định.
Trong số 43.000 hồ sơ đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp tại TPHCM từ đầu năm tới nay, nhiều người đã qua đào tạo, có trình độ đại học trở lên.
Trường đại học Công nghiệp TPHCM vừa công bố điều chỉnh các phương thức xét tuyển và ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển đại học 2025.
Các thầy cô có nhiều năm kinh nghiệm đã chia sẻ bí quyết để học sinh tự tin “vượt vũ môn”, vào lớp Mười công lập.
Sở GD-ĐT TPHCM có văn bản gửi UBND thành phố báo cáo nhanh tình hình hoạt động của Trung tâm ngoại ngữ Úc Châu và Trung tâm ngoại ngữ Úc Châu 1.
Tất cả thí sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm đều phải đăng ký nguyện vọng trực tuyến, kể cả khi đã trúng tuyển thẳng.
Chiều 19/5, Sở GD-ĐT TPHCM khánh thành Không gian văn hóa Hồ Chí Minh kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Những thay đổi về chính sách dưới thời chính quyền Tổng thống Trump khiến nhiều sinh viên có nguyện vọng du học Mỹ băn khoăn.
Trường đại học Trà Vinh vừa có thêm 7 chương trình đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế được công nhận...
Từ năm 2022 đến nay, Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong các trường học đã giúp học sinh TPHCM hiểu sâu sắc về cuộc đời, nhân cách của Bác Hồ.
Khuyến khích các địa phương thành lập các câu lạc bộ thể thao, kỹ năng sống, năng khiếu… để thêm sân chơi bổ ích, tăng cường tương tác cộng đồng…