Doanh nghiệp BĐS tự “giải cứu” trước nguy cơ siết tín dụng

10/03/2016 - 18:15

PNO - Dự thảo Thông tư 36 về việc siết chặt tín dụng bất động sản dự kiến ban hành giữa năm nay.

Trước tình hình trên, thay vì lo lắng, chờ đợi, nhiều doanh nghiệp (DN) đã tự giải cứu mình.

Thấp thỏm lo “tịt” nguồn tài chính

Theo dự thảo, việc siết tín dụng cho vay thực hiện theo hình thức, các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, thay vì 60% như hiện nay. Với tổ chức tín dụng phi ngân hàng cũng giảm từ 200% xuống còn 80%. Đối với ngân hàng hợp tác xã giảm từ 60% xuống 40%. Ngoài ra, các khoản vay bất động sản (BĐS) chậm trả cũng bị xếp vào nhóm có hệ số rủi ro đến 250% thay vì 150% như hiện nay. 

Việc siết tín dụng như trên khiến các DN BĐS đứng ngồi không yên. Hiệp hội BĐS TP.HCM phải lên tiếng: “Không nên sửa đổi Thông tư (TT) 36 thời điểm hiện nay”. Theo đó, thị trường BĐS vừa hồi phục, nếu sửa đổi lúc này sẽ gây khó cho thị trường. Bởi phần lớn DN BĐS phụ thuộc hai nguồn vốn chính: Vốn vay ngân hang và huy động từ khách hàng. Trong khi đó, vốn huy động từ khách hàng chủ yếu từ tín dụng ngân hàng.

Doanh nghiep BDS tu “giai cuu” truoc nguy co siet tin dung
Phối cảnh dự án The Golden Star

Theo lãnh đạo một DN BĐS, nếu siết vốn tín dụng vào BĐS sẽ tác động tiêu cực đến DN. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của ngân hàng sẽ tạo cho ngân hàng cửa quyền, gây khó cho DN. Còn theo ông Nguyễn Văn Duân – Giám đốc kinh doanh CT BĐS Trường Phát, việc giới hạn dòng tiền vào BĐS sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường. Thị trường mới “ấm” lên, Nhà nước cần có giải pháp để phát triển tập trung vào đa số nhu cầu người dân sẽ tốt hơn”.

Tự “giải cứu” mình

Theo các chuyên gia BĐS, thực tế, việc siết tín dụng vẫn có mặt tích cực: giúp thanh lọc thị trường; loại bỏ nhà đầu tư theo kiểu “tay không bắt giặt; hạn chế đầu cơ BĐS. Nếu Ngân hàng Nhà nước có biện pháp kiểm soát tốt dòng tiền vào BĐS, dự thảo TT 36 sẽ không tác động nhiều đến phân khúc người mua nhà để ở.

Theo ông Nguyễn Dư Lực - Chủ tịch HĐQT CT TNHH XD & SX Hưng Lộc Phát, nếu DN chủ động thì việc siết tín dụng sẽ không bị ảnh hưởng. Ông Lực tự tin dẫn chứng, dự án Hưng Lộc Phát 1 triển khai trong bối cảnh thị trường khó khăn nhưng DN vẫn giao nhà đúng tiến độ. Còn dự án Hưng Phát 2 chủ đầu tư chỉ thu 20% số tiền căn hộ của khách hàng đến khi nhận nhà.

Theo ông Lực, cách làm của CT là chậm mà chắc, không đầu tư dàn trải. Làm dự án nào, tập trung mọi khả năng tài chính, con người để chăm chút cho dự án đó nhằm gây dựng niềm tin của khách hàng. Thực tiễn đã chứng minh, DN càng ít lệ thuộc vào tín dụng càng dễ xây dựng giá trị bền vững. Đây là lý do dự án Hưng Phát 1, Hưng Phát 2 đều được đông đảo khách hang đón nhận.

Từ thành công này, ông Lực tiết lộ, ngày 13/3, tại lễ kỷ niệm 15 năm thành lập CT, CT sẽ công bố dự án khu căn hộ cao cấp The Golden Star (Hưng Phát 3 - tại 72 Nguyễn Thị Thập, Q.7) với hơn 900 khách hàng tham dự. Với nguồn tài chính dồi dào, CT cũng thực hiện cách làm như trên. Dự án sẽ có mức giá hấp dẫn, chỉ từ 25,3 triệu đồng/m2 (rẻ hơn từ 2-3 triệu so với các dự án trong khu vực). The Golden Star có tổng diện tích 9.229m2 với quy mô 26 tầng, 478 căn hộ với tổng mức đầu tư khoảng 932 tỉ đồng.

Hùng Phong

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI