Vào hoàng cung Huế xem dựng nêu ngày Tết

14/01/2023 - 12:00

PNO - Sáng ngày 14/1 (23 tháng Chạp), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức tái hiện nghi lễ Thướng Tiêu (Dựng Nêu) tại sân trước Triệu Miếu, Thế Miếu.

 

Đây là một nghi thức truyền thống của dân tộc và cũng là một nghi lễ quan trọng vào đầu năm mới của triều Nguyễn. Nhằm nhắc nhớ đến các thế người Việt biết về tục dựng nêu của cha ông chúng ta ngày xưa mỗi dị Xuân về Tết đến
Đây là một nghi thức truyền thống của dân tộc và cũng là một nghi lễ quan trọng vào đầu năm mới của triều Nguyễn. Nghi thức này nhằm nhắc nhớ đến tục dựng nêu của cha ông mỗi dịp xuân về tết đến
Trong không gian trang nghiêm trước sân Triệu Miếu - Đại Nội Huế lễ dựng nêu được cử hành theo nghi thức truyền thống
Trong không gian trang nghiêm trước sân Triệu Miếu - Đại Nội Huế, lễ dựng nêu được cử hành theo nghi thức truyền thống
 Ngoài những quan niệm tâm linh của dân gian, lễ dựng nêu của triều Nguyễn còn có mục đích để báo hiệu ngày Tết đã tới.
Ngoài quan niệm tâm linh của dân gian, lễ dựng nêu của triều Nguyễn còn có mục đích báo hiệu ngày tết đã tới
Nghi lễ dựng nêu được thể hiện với những  vật phẩm cùng dàn đại nhạc, tiểu nhạc vang lên trong hoàng cung xứ Huế
Nghi lễ dựng nêu được thể hiện với những vật phẩm dâng cúng, lúc này tiểu nhạc vang lên trong hoàng cung xứ Huế báo hiệu lễ dựng nêu bắt đầu
Sau phần nghi lễ do Ban giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế làm chủ lễ cây nêu tại Triệu Miếu đã được dựng lên
Sau phần nghi lễ do Ban giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế làm chủ lễ, cây nêu tại Triệu Miếu (Triệu Tổ Miếu) được dựng lên trong niềm hân hoan
Tiếp đến một đội lính lệ tiếp tục chuẩn bị đưa cây nêu đến Thế Miếu tiếp tục các nghi lễ dựng nêu
Tiếp đến, một đội lính lệ chuẩn bị đưa một cây nêu to đến Thế Miếu tiếp tục các nghi lễ dựng nêu
Theo truyền thống nghi lễ của triều Nguyễn, cây nêu được dựng trước dinh phủ, đình chùa, trước Điện Thái Hoà và các miếu trong Đại Nội.
Theo nghi lễ của triều Nguyễn, cây nêu được dựng trước dinh phủ, đình chùa, trước Điện Thái Hoà và các miếu trong Đại Nội
Cây nêu là một loại cây tre cao, to, chắc và dài chừng 15 m, ngọn còn để nguyên lá.
Cây nêu được chọn dựng phải là một loại cây tre cao, to, chắc và dài chừng 15m, ngọn còn để nguyên lá
Đặc biệt trên ngọn nêu có buộc bùa đào ngoài việc ghi tên vị thần, còn treo câu đối Tết điển hình là câu “Tân niên nạp dư khánh/Gia tiết hiệu trường xuân” - Năm mới thừa chuyện vui/Tiết đẹp xuân còn mãi.
Đặc biệt trên ngọn nêu có buộc bùa đào ghi tên vị thần, treo câu đối tết điển hình là câu “Tân niên nạp dư khánh/Gia tiết hiệu trường xuân” - Năm mới thừa chuyện vui/Tiết đẹp xuân còn mãi.
Gần 9 giờ sáng Nghi thức rước nêu bắt đầu từ cửa Hiển Nhơn với 10 người lính vác cây nêu trong trang phục chỉnh tề.
Gần 9 giờ sáng, nghi thức rước nêu bắt đầu từ cửa Hiển Nhơn với 10 người lính vác cây nêu trong trang phục chỉnh tề
Đoàn rước đi qua trước điện Thái Hòa đế tiếp tục tiến về Thế Miếu
Đoàn rước đi qua trước điện Thái Hòa rồi tiến về Thế Miếu
Đội rước nêu khởi hành trong âm thanh của Tiểu nhạc tiến vào Hoàng Cung, đến cửa chính của khu vực Thế Miếu và tiến hành nghi thức dựng nêu. Nghi thức được cử hành nghiêm trang. Các nghi thức lễ như nghênh thần, khánh hạ được cử hành trong âm thanh của Đại nhạc. Sau phần lễ, 10 người lính vác nêu tiến hành dựng nêu lên.
Đội rước nêu khởi hành trong âm thanh của tiểu nhạc tiến vào Hoàng Cung, đến cửa chính của khu vực Thế Miếu để tiến hành nghi thức dựng nêu. Nghi thức được cử hành nghiêm trang. Các nghi thức lễ gồm nghênh thần, khánh hạ được cử hành trong âm thanh của Đại nhạc. Sau phần lễ, 10 người lính vác nêu dựng nêu lên.
Ngay sau khi tổ chức dựng nêu tại Triệu Miếu, lễ dựng nêu thứ 2 tiếp tục được tổ chức tại khu vực Thế Miếu với các nghi lễ tương tự như ở Triệu Miếu
Ngay sau khi tổ chức dựng nêu tại Triệu Miếu, lễ dựng nêu thứ 2 tiếp tục được tổ chức tại khu vực Thế Miếu với các nghi lễ tương tự như ở Triệu Miếu
Ông  Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, dựng nêu là một nghi thức truyền thống để báo hiệu ngày tết đã về và kính báo với tổ tiên, mời ông bà tổ tiên về ăn tết với con cháu; đặc biệt việc dựng cây nêu còn có một ý nghĩa hết sức nhân văn của tất cả cư dân Việt Nam, đó là thắp sáng niềm mơ ước về một năm mới có nhiều thắng lợi, hạnh phúc, đó cũng chính là lý do vì sao tục dựng nêu được giữ mãi và trao truyền qua rất nhiều thế hệ hàng nghìn năm nay; ngày nay tiếp tục được phục dựng, phát huy trong hoàng cung cố đô Huế.
Ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, dựng nêu là một nghi thức truyền thống để báo hiệu ngày tết đã về và kính báo với tổ tiên, mời ông bà tổ tiên về ăn tết với con cháu. Việc dựng nêu còn có ý nghĩa thắp sáng niềm mơ ước về một năm mới có nhiều thắng lợi, hạnh phúc
Thường niên chiếu lệ, năm nay Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiếp tục tái hiện nghi thức “Thướng tiêu” tại Đại Nội-Huế theo hình thức bảo tồn thích nghi giá trị di sản triều Nguyễn trong bối cảnh đương đại.
Năm nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiếp tục tái hiện nghi thức dựng nêu còn có tên gọi là “Thướng tiêu” tại Đại Nội-Huế theo hình thức bảo tồn thích nghi giá trị di sản triều Nguyễn trong bối cảnh đương đại

Thuận Hóa

 

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthoisuvi /strCate=thoisu