WHO chấp thuận thuốc Ebola thử nghiệm

13/08/2014 - 07:29

PNO - PNO - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm 12/8 đã cho phép sử dụng thuốc thử nghiệm để điều trị Ebola khi mà virus nguy hiểm này đã giết chết hơn 1.000 người, trong đó nạn nhân mới nhất là một linh mục Tây Ban Nha về nước từ Liberia.

edf40wrjww2tblPage:Content

WHO chap thuan thuoc Ebola thu nghiem

Phó Tổng giám đốc WHO Marie-Paule Kieny tuyên bố tổ chức này chấp thuận việc sử dụng thuốc thử nghiệm để điều trị Ebola - Ảnh: AP

Tuyên bố của WHO được đưa ra sau khi một công ty dược của Mỹ bào chế huyết thanh thử nghiệm gọi là ZMapp cho biết họ đã gửi toàn bộ sản phẩm đang có sang Tây Phi bị ảnh hưởng nặng nề của Ebola.

"Trong trường hợp đặc biệt để đối phó với sự bùng phát của Ebola, việc đề xuất dùng thuốc chưa đăng ký để điều trị và ngăn ngừa dịch bệnh là một vấn đề đạo đức”, Phó Tổng giám đốc WHO Marie-Paule Kieny nói với các phóng viên tại Geneva. Ý kiến này được đưa ra, khi WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với Ebola, trong khi vẫn chưa có vắc xin cũng như thuốc đặc trị Ebola, và đề xuất sử dụng thuốc thử nghiệm đang làm dấy lên một cuộc tranh luận gay gắt về đạo đức. Những người phản đối cho rằng, thuốc Zmapp đầy hứa hẹn - do Công ty sinh dược phẩm Mapp của Mỹ sản xuất - trước đây mới chỉ được thử nghiệm trên khỉ.

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã thông báo kế hoạch đẩy mạnh phản ứng toàn cầu đối với bệnh dịch Ebola, kêu gọi các chính phủ "tránh hoảng loạn và sợ hãi" về một căn bệnh có thể dễ ngăn ngừa như Ebola.

Đại dịch Ebola năm nay được cho là tồi tệ nhất kể từ khi virus nguy hiểm này được phát hiện bốn thập kỷ trước, đã giết chết 1.014 người kể từ đầu năm đến nay.

Các ổ dịch được giới hạn ở Guinea, Liberia và Sierra Leone, với phần lớn các nạn nhân tử vong, và Nigeria, nơi có hai người chết. Sự khiếp sợ Ebola đang xiết chặt các nước Tây Phi nghèo đói, khiến những làng quê xơ xác, nhiều nơi không còn bóng người, sau khi trong làng phát hiện có người nhiễm bệnh hay tử vong do Ebola.

WHO chap thuan thuoc Ebola thu nghiem

Nhân viên y tế đang đấu tranh với bệnh dịch Ebola ở Sierra Leone - Ảnh: AP

Linh mục Tây Ban Nha Miguel Pajares, 72 tuổi, bị nhiễm virus Ebola trong khi giúp bệnh nhân ở Liberia, đã qua đời tại một bệnh viện ở Madrid hôm 12/8, năm ngày sau khi ông rời châu Phi. Ông đã được điều trị bằng ZMapp, nhưng không qua khỏi, trong khi thuốc lại có tác dụng tích cực đối với hai nhân viên cứu trợ Mỹ cũng bị nhiễm Ebola ở Liberia.

Các biện pháp ngăn chặn bệnh quyết liệt đã gây ra tình trạng hỗn loạn trong giao thông, giá cả tăng vọt và tình trạng thiếu lương thực ở các quốc gia lân cận khu vực Tây Phi, trong bối cảnh người ta vẫn lo ngại số người chết có thể còn tăng lên. Nhiều nước trên thế giới đã áp đặt các biện pháp khẩn cấp, trong đó có lệnh cấm bay đến vùng dịch và tăng cường các biện pháp kiểm tra sức khỏe.

Trong một diễn biến mới nhất, tám nhân viên y tế Trung Quốc điều trị bệnh nhân Ebola đã được cách ly tại Sierra Leone, nhưng hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa xã cho biết những người này không có triệu chứng của Ebola. Nhà chức trách y tế địa phương cho biết, ngoài 24 y tá đang được cách ly, một bác sĩ nhiễm virus Ebola đáp ứng khá tốt với điều trị.

VIỆT HƯNG (Theo AFP, Reuters)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI