Nam thanh, nữ tú vùng cao Nghệ An trổ tài ném còn, bắn nỏ

17/02/2023 - 08:26

PNO - Lễ hội Pu Nhạ Thầu ở huyện biên giới Nghệ An được tổ chức trở lại sau 3 năm phải tạm dừng vì dịch COVID-19, thu hút hàng ngàn người dân tham dự.

Đền Pu Nhạ Thầu được xây dựng trên đỉnh núi Pu Nhạ Thầu ở bản Na Lượng (xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An), nơi thờ danh tướng Đoàn Nhữ Hài và bà mẹ nuôi quân của ông (tức Nhạ Thầu). Năm 2009, đền Pu Nhạ Thầu được UBND tỉnh Nghệ An xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh 

Lễ hội Pu Nhạ Thầu được tổ chức hàng năm vào dịp cuối tháng Giêng. Lễ hội được tổ chức nhằm hiện lòng thành kính và biết ơn của các thế hệ cháu con với công đức của các bậc tiền nhân thời nhà Trần đã có công với dân, với nước. Đồng thời đây cũng là dịp để huyện Kỳ Sơn bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của đồng bào 5 dân tộc thiểu số sống trên địa bàn - Ảnh: Rạng Đông
Lễ hội Pu Nhạ Thầu được tổ chức hàng năm vào dịp cuối tháng Giêng. Lễ hội được tổ chức nhằm thể hiện lòng thành kính và biết ơn của các thế hệ cháu con với công đức của các bậc tiền nhân thời nhà Trần đã có công với dân, với nước. Đồng thời đây cũng là dịp để huyện Kỳ Sơn bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của đồng bào 5 dân tộc thiểu số sống trên địa bàn - Ảnh: Rạng Đông
Ông Nguyễn Hữu Minh - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết, sau 3 năm tạm dừng vì dịch bệnh, năm nay, lễ hội thu hút rất đông người dân và du khách tới tham dự, vui chơi. “Từ trước tới nay, đây là năm lễ hội có số lượng người đổ về đông nhất”, ông Minh nói - Ảnh: Rạng Đông
Ông Nguyễn Hữu Minh - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết, sau 3 năm tạm dừng vì dịch bệnh, năm nay, lễ hội thu hút rất đông người dân và du khách tới tham dự, vui chơi. “Từ trước tới nay, đây là năm lễ hội có số lượng người đổ về đông nhất”, ông Minh nói - Ảnh: Rạng Đông
Lãnh đạo huyện Kỳ Sơn cho biết, lễ hội Pu Nhạ Thầu là dịp để già trẻ trai gái thể hiện các điệu Khắc, điệu Tơm, Khua Luống, múa Khèn. Ngoài ra, đây cũng là dịp để người dân địa phương giới thiệu, quảng bá các sản vật của địa phương, như: thổ cẩm, các sản phẩm mây tre đan tới du khách gần xa - Ảnh: Rạng Đông
Lãnh đạo huyện Kỳ Sơn cho biết, lễ hội Pu Nhạ Thầu là dịp để già trẻ trai gái thể hiện các điệu Khắc, điệu Tơm, Khua Luống, múa Khèn. Ngoài ra, đây cũng là dịp để người dân địa phương giới thiệu, quảng bá các sản vật của địa phương, như: thổ cẩm, các sản phẩm mây tre đan tới du khách gần xa - Ảnh: Rạng Đông
Trong những ngày diễn ra lễ hội, nhiều trò chơi dân gian đặc sắc cũng được tổ chức thu hút đông đảo người dân tham dự. Trong đó, ném còn - một trò chơi đặc trưng của đồng bào vùng cao luôn chật kín du khách vây quanh theo dõi - Ảnh: Rạng Đông
Trong những ngày diễn ra lễ hội, nhiều trò chơi dân gian đặc sắc cũng được tổ chức thu hút đông đảo người dân tham dự. Trong đó, ném còn - một trò chơi đặc trưng của đồng bào vùng cao luôn chật kín du khách vây quanh theo dõi - Ảnh: Rạng Đông
Người chơi cầm gần cuối đoạn dây vải quay quả còn vài vòng theo chiều kim đồng hồ trước khi tung lên. Làm sao để quả còn bay lọt qua vòng tròn là thắng cuộc và được xem như là người sẽ có nhiều may mắn - Ảnh: Rạng Đông
Người chơi cầm gần cuối đoạn dây vải quay quả còn vài vòng theo chiều kim đồng hồ trước khi tung lên. Làm sao để quả còn bay lọt qua vòng tròn là thắng cuộc và được xem như là người sẽ có nhiều may mắn - Ảnh: Rạng Đông
Trò chơi bắn nỏ cũng thu hút đông đảo người tham gia bao gồm cả nam và nữ - Ảnh: Rạng Đông
Trò chơi bắn nỏ cũng thu hút đông đảo người tham gia bao gồm cả nam và nữ - Ảnh: Rạng Đông
Nhiều người phụ nữ vùng cao mang trang phục của dân tộc mình tự tin thể hiện tài năng bắn nỏ - Ảnh: Rạng Đông
Nhiều người phụ nữ vùng cao mang trang phục của dân tộc mình tự tin thể hiện tài năng bắn nỏ - Ảnh: Rạng Đông
Không ít du khách hào hứng trải nghiệm trò bắn nỏ - Ảnh: Rạng Đông
Không ít du khách hào hứng trải nghiệm trò bắn nỏ - Ảnh: Rạng Đông
Trong khi đó, Trò chơi đẩy gậy là sân đấu để những chàng trai vùng cao thể hiện sức mạnh của mình - Ảnh: Rạng Đông
Trong khi đó, trò chơi đẩy gậy cũng không kém phần sôi nổi. Đây là sân đấu để những chàng trai vùng cao thể hiện sức mạnh của mình - Ảnh: Rạng Đông
Nhảy sạp, một hoạt động không thể thiếu đối với đồng bào vùng cao trong các lễ hội - Ảnh: Rạng Đông
Nhảy sạp, một hoạt động không thể thiếu đối với đồng bào vùng cao trong các lễ hội - Ảnh: Rạng Đông
Nhiều sản vật, mặt hàng của địa phương cũng được người dân mang đến trưng bày, bán tại lễ hội - Ảnh: Rạng Đông
Nhiều sản vật, mặt hàng của địa phương cũng được người dân mang đến trưng bày, bán tại lễ hội - Ảnh: Rạng Đông

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Lễ hội kén rể ngàn năm tuổi ở Hà Nội

    Lễ hội kén rể ngàn năm tuổi ở Hà Nội 

    12-03-2024 06:21

    Lễ hội kén rể được người dân thôn Đường Yên, xã Xuân Nội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội tổ chức nhằm tưởng nhớ công ơn của nữ tướng Lê Hoa.

  • Nhọc nhằn nghề chà nhám đồ mộc

    Nhọc nhằn nghề chà nhám đồ mộc

    10-03-2024 06:16

    Vất vả, thường xuyên tiếp xúc với bụi, hóa chất song nhiều phụ nữ ở xã Quỳnh Hưng vẫn chọn làm thợ chà nhám đồ mộc vì chủ động được thời gian.