Mì ăn liền trong mùa dịch - ăn thế nào cho khỏe?

09/04/2020 - 10:00

PNO - Ăn mì ăn liền thế nào trong mùa dịch cho khỏe là câu hỏi được nhiều người quan tâm

 

Mì ăn liền - nguyên liệu cơ bản để kết hợp với các loại thực phẩm khác

Vốn rất quen thuộc trong đời sống thường ngày, những lúc thế này, mì ăn liền càng là loại thực phẩm cần thiết với tất cả mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ngoài những giá trị tiện lợi, dễ ăn, dễ bảo quản như chúng ta vẫn nghĩ thì mì ăn liền còn đóng vai trò là một loại thực phẩm cơ bản tương tự như cơm, cháo, bún, phở... khi cung cấp năng lượng cho cơ thể chủ yếu đến từ chất bột đường.

Tên thực phẩm

Mì ăn liền

Gạo tẻ

Bánh mì

Trứng gà

Ba rọi

Trọng lượng (g)

75 (gram)

100 (gram)

(1 bát cơm)

100 (gram)

100 (gram)

100 (gram)

Đạm (g)

6,9

8

7,9

12,96

16,5

Bột đường (g)

51,4

76

52,8

1,25

0

Béo (g)

13

1

0,8

10,33

21,5

Năng lượng (Kcal)

350

346

250

150

260

So sánh hàm lượng dinh dưỡng của mì ăn liền và một số thực phẩm thông dụng khác

(Nguồn: Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, xuất bản năm 2017)

Theo PGS-TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia: “Bất kỳ một loại thực phẩm riêng lẻ nào nếu sử dụng thường xuyên mà không kết hợp với các thực phẩm khác thì sẽ không đảm bảo tính đa dạng của bữa ăn, dễ dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng, làm cơ thể mệt mỏi, giảm sức đề kháng. Trung bình một gói mì ăn liền loại thông dụng (75g) chứa 51,4g chất bột đường; 13g chất béo và khoảng 6,9g đạm, nên bổ sung thêm một ít chất đạm, béo và các loại rau chứa nhiều vitamin, chất khoáng khi ăn mì để giúp cơ thể có đủ 4 nhóm chất cần thiết. Theo đó, các bạn có thể thực hành theo công thức 4-5-1, cân bằng 4 nhóm chất dinh dưỡng, ăn ít nhất 5 loại thực phẩm thuộc các nhóm khác nhau, và đảm bảo sự hài hòa, kết hợp các loại thực phẩm này giữa các bữa ăn trong 1 ngày”.

Cách sáng tạo nên công thức ăn mì lý tưởng của riêng mình

Hãy vận dụng công thức dinh dưỡng 4-5-1 của PGS-TS Lê Bạch Mai để biến tấu, sáng tạo bữa ăn hàng ngày không chỉ với những bữa cơm mà cả với mì ăn liền, giúp gia đình tăng cường sức đề kháng, khỏe mạnh và vui vẻ trải qua những ngày ở nhà, cùng nhau chiến thắng dịch bệnh.

Thứ nhất, chọn mì

Tùy theo sở thích, khẩu vị của gia đình, bạn có thể chọn nhiều loại mì khác nhau. Mì chiên thì sợi dai giòn, đậm đà. Mì không chiên thì sợi dai dẻo, thơm như mì tươi. Muốn đổi vị mới lạ thì chọn mì Udon, sợi mì trắng dẻo dai, phù hợp để biến tấu với những công thức mì Nhật Bản.

Thứ 2, thêm chất đạm

Thịt heo, thịt gà, thịt bò hay tôm tươi là các loại nguyên liệu luôn có sẵn trong ngăn đá tủ lạnh nhà bạn mùa này. Còn chần chừ gì nữa mà không thêm ngay vào công thức mì của mình. Sơ chế, ướp, chiên hoặc xào phù hợp cho món mì khô hay mì nước. Không có sẵn thịt hay hải sản tươi, hãy thử thêm trứng, đậu nành hay khô gà cũng có thể là một công thức thú vị nhé.

Thứ 3, thêm rau củ

Công thức mì lý tưởng không nhất thiết là rau cải cùng mì úp trứng gà. Salad nhanh gọn cùng bắp cải và mì bóp vụn, hay khoai tây và khoai lang hầm cho món cà ri mì hải sản chính là những lựa chọn không kém phần hấp dẫn. Ngoài ra, kết hợp xoài xanh bào cùng mì cay phô mai, bạn sẽ có ngay “món nhậu” tại gia dành riêng cho hai vợ chồng.

Chất xơ sẽ giúp tinh bột được hấp thu chậm hơn, tránh táo bón, giúp cơ thể thoải mái và khỏe mạnh khi phải “stayhome” trong một thời gian dài.  

Bí quyết bảo quản mì ăn liền tại nhà

Mặc dù là loại thực phẩm khô, đóng gói kín và có thể bảo quản bình quân 5-6 tháng ở nhiệt độ thường nhưng một số mẹo nhỏ lưu trữ sau đây sẽ giúp bạn có thể thưởng thức mì ăn liền có hương vị thơm ngon hơn:

- Cất trữ ở nơi khô ráo.

- Tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời.

- Không để gần mỹ phẩm, hóa chất.

Quan trọng nhất là không nên tích trữ quá nhiều, chỉ nên mua đủ nhu cầu để luôn sử dụng những sản phẩm tươi mới nhất nhé. 

Anh Châu

Được tài trợ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI