Phong vị tết xưa đầy mê hoặc ở phố cổ Bao Vinh

28/01/2022 - 05:36

PNO - Ít ai biết ở Huế có một khu phố cổ mang tên Bao Vinh, cũng ít ai biết trong lòng phố cổ ấy vẫn có những con người thầm lặng giữ hương vị tết xưa cho Huế.

Phố cổ Bao Vinh cách TP. Huế chừng 4km, là một thương cảng nổi tiếng xứ Đàng Trong suốt hai thế kỉ 17 và 18.

Ngày nay, phố cổ này tuy không còn sầm uất như xưa, nhưng cốt cách của Bao Vinh vẫn vương vấn trong lối sống bình dị, êm đềm và hoài cổ của người dân nơi đây. Mái ngói rêu phong, những mảng tường vàng in dấu thời gian, những gánh hàng rong thư thả đi qua bao con hẻm nhỏ… tất cả đã giúp lưu giữ kí ức vàng son của phố cổ một thời.

Một góc phố cổ Bao Vinh. Ảnh Phước Hồng
Một góc phố cổ Bao Vinh - Ảnh Phước Hồng

Đặc biệt, hàng ngày vẫn có những chuyến đò đưa đón khách từ phố cổ đến các làng nghề bên kia sông, như làng Tiên Nộn làm nghề sơn, làng Thanh Tiên làm hoa giấy. Những ngày giáp tết, những chuyến đò trở nên sinh động hơn vì chở theo những chông hoa giấy rực rỡ sắc màu.

Những chông hoa giấy rực rỡ sắc màu nổi bật trên nền phố cổ Bao Vinh
Những chông hoa giấy rực rỡ sắc màu nổi bật trên nền phố cổ Bao Vinh

Trong lòng phố cổ, có những con người miệt mài với ước mơ gìn giữ nét xưa của mảnh đất cố đô, họ làm việc tận tụy, không ồn ào mà thầm lặng như bản chất vốn có của con phố này. Gia đình chị Phan Nữ Phước Hồng ở căn nhà số 136 Bao Vinh là một điển hình.

Gia đình chị Phước Hồng đnag trang trí căn nhà thành một quán trà mang đậm phong vị Huế xưa. Ảnh Phước Hồng
Gia đình chị Phước Hồng trang trí ngôi nhà thành một quán trà mang đậm nét hoài cổ - Ảnh Phước Hồng

Những ngày giáp tết, gia đình chị tranh thủ thời gian làm bánh cộ và bánh pháp lam mang phong vị tết xưa. Các thành viên trong gia đình, già trẻ trai gái đều yêu thích giá trị văn hóa truyền thống, yêu cái trầm lắng nhẹ nhàng nơi phố cổ này. 

Mẹ chị Phước Hồng đang hướng dẫn các thành viên trong gia đình cách gói bánh cộ (bánh in) và bánh pháp lam - Ảnh Phước Hồng
Mẹ chị Phước Hồng đang hướng dẫn các thành viên trong gia đình cách gói bánh cộ (bánh in) và bánh pháp lam - Ảnh Phước Hồng

“Bánh cộ” (còn gọi là bánh in) chủ yếu được người Huế làm ra để cúng Phật và tổ tiên ông bà, nhất là vào dịp tết. Chị Phước Hồng cho biết, bánh này có nhiều loại, như bánh bột nếp, bánh bột đậu xanh, bánh bột bình tinh, bánh hạt sen trần...

Mâm bánh cộ sau khi đã được in xong, ánh lên vẻ đẹp riêng dưới nắng mai. Ảnh Phước Hồng
Mâm bánh cộ sau khi đã được in xong, ánh lên vẻ đẹp riêng dưới nắng mai - Ảnh Phước Hồng

Sau khi tạo hình, bánh được gói bằng giấy gương ngũ sắc nên còn được gọi là bánh ngũ sắc. Loại bánh này xuất phát từ chốn cung đình và được xem là đặc sản của cung đình Huế. Thời ấy, sau mỗi vụ mùa, quý bà “nội trợ” trong các vương phủ lại ngồi chọn đậu xanh vàng lòng, hạt sen trần, nếp ròn từ các vùng miền của đất nước tiến cúng rồi bảo quản kỹ lưỡng, đợi đến đầu tháng Chạp đem ra làm bánh để dâng lên cúng Phật, cúng tổ tiên ông bà trong ngày tết.

Khay bánh đủ kiểu dáng, sắc màu của gia đình chị Phước Hồng
Khay bánh đủ kiểu dáng, sắc màu của gia đình chị Phước Hồng

 

Gia đình chị Phước Hồng vẫn lưu giữ lại chiếc khuôn đồng cổ có hình chữ nhật để in bánh, đây được xem là một trong những báu vật mang giá trị tinh thần của đại gia đình chị. Ảnh Phước Hồng
Gia đình chị Phước Hồng vẫn lưu giữ chiếc khuôn đồng cổ có hình chữ nhật để in bánh, đây được xem là một trong những "báu vật gia truyền" mang giá trị tinh thần của đại gia đình

Bên cạnh đó, gia đình chị Phước Hồng còn làm bánh pháp lam - một loại bánh có khuôn bên ngoài bằng giấy ngũ sắc của làng nghề Thanh Tiên với bảng màu cơ bản trong nghệ thuật pháp lam Huế.

Bánh thường được làm bằng bột nếp thơm cùng với dưa hấu ngào và nhân hạt dưa. Bánh có vị ngọt thanh, hương nhẹ dịu, đặc biệt đượm vị khi thưởng thức cùng trà thơm.

Tùy theo khẩu vị và sự sáng tạo của người làm mà nguyên liệu làm bánh có thể thay đổi, nhưng luôn giữ nguyên 5 màu sắc đặc trưng của giấy gói để tạo nét riêng cho loại bánh này.

Nong bánh pháp lam ngũ sắc được tạo nên từ sự tỉ mỉ, tận tâm của những thành viên trong gia đình chị Phước Hồng. Ảnh Phước Hồng
Nong bánh pháp lam ngũ sắc được tạo nên từ sự tỉ mỉ, tận tâm

Việc gấp giấy gói cho bánh pháp lam không hề đơn giản mà cần sự khéo léo, tỉ mỉ của người làm. Ngày nay, loại bánh này không chỉ đươc dùng trong thờ cúng mà còn được dùng để trang trí trên bàn trà vào dịp tết, tạo nên phong vị riêng cho gia chủ.

Bánh pháp lam là nét độc đáo của ẩm thực và văn hóa của phố cổ Bao Vinh, của mảnh đất cố đô. Ảnh Phước Hồng
Bánh pháp lam là văn hóa ẩm thực độc đáo của phố cổ Bao Vinh và của mảnh đất cố đô. Nét đẹp đó đã và đang được những con người bình dị gìn giữ và lan tỏa.

Chị Phước Hồng đặt tên cho quán trà của mình là “Mạ’s House”, đây cũng là căn nhà mà gia đình chị sinh sống. Sở dĩ chị chọn cái tên này là bởi người Huế xưa nay thường gọi mẹ bằng tiếng “Mạ” thân thương, và với họ, không ở đâu an yên và chất chứa nhiều kí ức bằng ngôi nhà của mạ. Chị muốn lưu giữ lại những gì gần gũi nhất, thân thương nhất của phố cổ Bao Vinh trong căn nhà nhỏ của mình.

Một góc Tết vừa rực rỡ vừa ấm cúng trong căn nhà của chị Phước Hồng
Một góc tết vừa rực rỡ vừa ấm cúng trong căn nhà của chị Phước Hồng

Ngoài giờ lên giảng đường truyền thụ kiến thức, hàng tuần chị Phước Hồng thường tổ chức các buổi hướng dẫn miễn phí cho nhiều gia đình, đặc biệt là các bạn nhỏ cách làm bánh cộ, bánh pháp lam tại “Mạ’s House”.

Những em nhỏ hớn hở sau khi được cô Phước Hồng hướng dẫn làm bánh cộ
Những em nhỏ hào hứng khi được cô Phước Hồng hướng dẫn làm bánh

Chị cũng hướng dẫn cho các em nhỏ cách làm hoa giấy để trang trí vào dịp tết, dạy các em các kỹ năng thêu thùa, đan móc. Trong quan điểm của chị, phụ nữ giỏi nữ công gia chánh cũng là cách để gìn giữ nếp xưa.

Với tình yêu Huế thiết tha và ước mong gìn giữ những giá trị truyền thống, gia đình chị Phước Hồng vẫn miệt mài và đam mê với những dự án đầy tính nhân văn. Phố cổ Bao Vinh vì có những người con như chị mà thêm ý vị và nồng nàn. 

Hoài Vũ

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI