Người làng Sủi kể chuyện Cao Bá Quát

25/11/2013 - 10:37

PNO - PNO - Nhà thơ Cao Bá Quát hiệu là Chu Thần, tự Mẫn Hiên, sinh năm 1808, quê ở làng Phú Thị, tên nôm là làng Sủi, trước thuộc tỉnh Bắc Ninh, nay là ngoại thành Hà Nội.

edf40wrjww2tblPage:Content

Lâu nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về Cao bá Quát, tuy nhiên với tập sách Người làng Sủi kể chuyện Cao Bá Quát (NXB Văn hóa Văn nghệ), hai tác giả Xuân Cang & Cao Bá Nghiệp lại nhìn từ một góc độ khác qua các lời kể, truyền thuyết dân gian; bên cạnh đó lần đầu tiên tác giả công bố hồ sơ lưu trữ trong Châu bản triều Nguyễn về lệnh truy nã năm 1858 của triều đình Tự Đức đối với dòng họ Cao Bá Quát.

Nguoi lang Sui ke chuyen Cao Ba Quat

Theo hai tác giả, có một “mệnh trời” đã chi phối cuộc đời Cao Bá Quát từng năm, từng tháng, từng ngày, cho đến từng hành động và từng bài thơ. Hay nói cách khác, tác phẩm văn chương của Cao Bá Quát chính là bản sao hành trình số phận của ông. Về cái chết của Cao Bá Quát, có tư liệu cho rằng ông không hy sinh trong khởi nghĩa Mỹ Lương (1854). Ở đây, tác giả mạnh dạn đặt nghi vấn khác, khi căn cứ vào thơ của Cao Bá Quát: “Sử sách của triều đình chép là ông bị chết ở trận tiền, bị cắt thủ cấp đem về treo, gọi là bêu đầu, tại làng Sủi quê tôi để thị uy. Nhưng người họ Cao trực tiếp điều tra và truyền lại trong gia tộc thì cho biết đó không phải là đầu ông Cao, mà của người khác giống ông. Một trong những nhà nghiên cứu lịch sử là học giả Giá Sơn Kiều Oánh Mậu (1853-1912), tác giả cuốn sách Bản triều bạn nghịch liệt truyện, chép tiểu sử những người chống lại triều đình nhà Nguyễn, khi chép truyện Cao Bá Quát, nói đến cái chết của ông cũng có câu: “Thuyết khác thì nói Quát bị bắt giải về Hà Nội, có người thương hại nên đã dùng một tên tội phạm dáng mạo giống Quát để thay vào. Còn Quát trốn đến Lạng Sơn, làm thiền sư trốn tránh, vài năm sau mới chết”.

Nhằm chứng minh cho thuyết của mình là có cơ sở, tác giả đã phân tích bài thơ Vịnh đầu Hạng Vũ:

Cai Hạ vừa thôi tiếng thét la

Có đầu như thế khiếp người ta

Đường đường tám thước thân đâu nhỉ

Lẫm lẫm trùng đồng rõ tóc da

Trăm trận đến giờ đâu phải dễ?

Nghìn vàng mua lấy rẻ đâu mà!

Anh hùng kết cuộc còn oanh liệt

Quắc mắt thành trì cũng nát ra.

Và lập luận: “Đọc thơ thấy rõ tác giả không nói gì đến thất bại của Hạng Vũ, chỉ nhấn mạnh cái khí phách của vị tướng. Kể chuyện Hạng Vũ mà chính là cảm xúc về mình, cũng là một cách gián tiếp ca ngợi và cảm ơn người đã chết thay mình”. Chưa rõ điều này có đúng với cái chết của nhà thơ Cao Bá Quát hay không nhưng rõ ràng cũng gợi cho chúng ta nhiều điều lý thú mới mẻ.


H.B
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI