Khi học sinh được rèn giũa theo chuẩn quân đội

25/05/2025 - 07:00

PNO - Được đưa vào nề nếp sinh hoạt như quân đội, các em học sinh tộc người quen sống giữa rừng sâu dần hòa nhịp với cuộc sống, không còn bỏ học giữa chừng, và đặc biệt là xóa bỏ các hủ tục lạc hậu.

Clip: Học sinh Đan Lai được quản lý, sinh hoạt như trong môi trường quân đội
Trường THCS Môn Sơn (đóng tại xã biên giới Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) có phần lớn học sinh là người Thái, sinh sống ở gần trường. Tuy nhiên, 66 học sinh người Đan Lai ở bản Búng và bản Cò Phạt - nằm trong vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát - lại gặp rất nhiều khó khăn khi cách trường gần 20km - Ảnh: Khánh Trung
Trường THCS Môn Sơn (đóng tại xã biên giới Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) có phần lớn học sinh là người Thái, sinh sống ở gần trường. Tuy nhiên, 66 học sinh người Đan Lai ở bản Búng và bản Cò Phạt - nằm trong vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát - lại gặp rất nhiều khó khăn khi sống cách trường gần 20km - Ảnh: Khánh Trung
Ông Nguyễn Văn Vỹ - Hiệu trưởng Trường THCS Môn Sơn - cho biết, vì nhà quá xa nên các em phải ra ở trọ hoặc ở nhờ nhà người thân gần trường. Đây cũng là lý do dẫn đến tình trạng học sinh Đan Lai bỏ học giữa chừng khi lên THCS trước đây.
Ông Nguyễn Văn Vỹ - Hiệu trưởng Trường THCS Môn Sơn - cho biết, vì nhà quá xa nên các em phải ra ở trọ hoặc ở nhờ nhà người thân gần trường. Đây cũng là lý do dẫn đến tình trạng học sinh Đan Lai bỏ học giữa chừng khi lên THCS trước đây.
Để giúp đỡ học sinh Đan Lai, năm 2018, các cơ quan, ban ngành, địa phương đã quan tâm xây dựng khu nội trú riêng để các em ổn định chỗ ở đi học. Tuy nhiên, do không phải là Trường Dân tộc nội trú, nên các thầy cô giáo và nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn trong tổ chức quản lý học sinh.
Để giúp đỡ học sinh Đan Lai, năm 2018, các cơ quan, ban ngành, địa phương đã quan tâm xây dựng khu nội trú riêng để các em ổn định chỗ ở đi học. Tuy nhiên, do không phải là trường dân tộc nội trú, nên các thầy cô và nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn trong tổ chức quản lý học sinh.
Trước thực tế này, Đồn Biên phòng Môn Sơn đã chủ động xây dựng mô hình “Đồng hành cùng ký túc xá vùng biên” để giúp đỡ các em học sinh người Đan Lai. Mỗi năm, Đồn Biên phòng Môn Sơn cắt cử 3 cán bộ thường trú ngay tại khu nội trú vừa theo dõi, duy trì nề nếp và hỗ trợ việc sinh hoạt, học tập của học sinh.
Trước thực tế này, Đồn Biên phòng Môn Sơn đã chủ động xây dựng mô hình “Đồng hành cùng ký túc xá vùng biên” để giúp đỡ các em học sinh người Đan Lai. Mỗi năm, Đồn Biên phòng Môn Sơn cắt cử 3 cán bộ thường trú ngay tại khu nội trú vừa theo dõi, duy trì nề nếp và hỗ trợ việc sinh hoạt, học tập của học sinh.
Thiếu tá Nguyễn Văn Thắm - thành viên tổ công tác “Đồng hành cùng ký túc xá vùng biên” - cho biết, học sinh đưa vào nền nếp sinh hoạt như bộ đội. Buổi sáng, các em được gọi dậy tập thể dục bằng hiệu lệnh còi; hướng dẫn gấp chăn màn; vệ sinh nhà cửa, cá nhân; chuẩn bị sách vở, ăn sáng sau đó tập trung đến trường học tập. Buổi trưa đi học về, duy trì thời gian ăn, ngủ và buổi chiều lên lớp học tập.
Thiếu tá Nguyễn Văn Thắm - thành viên tổ công tác “Đồng hành cùng ký túc xá vùng biên” - cho biết, học sinh đưa vào nền nếp sinh hoạt như bộ đội. Buổi sáng, các em được gọi dậy tập thể dục bằng hiệu lệnh còi; hướng dẫn gấp chăn màn; vệ sinh nhà cửa, cá nhân; chuẩn bị sách vở, ăn sáng sau đó tập trung đến trường học tập. Buổi trưa đi học về, duy trì thời gian ăn, ngủ và buổi chiều lên lớp học tập.
Cuối giờ chiều, các em được vui chơi thể dục thể thao, hướng dẫn cách trồng và chăm sóc rau màu… “Dù không thực hiện đủ 11 chế độ trong ngày nhưng các cháu cơ bản đã được làm quen và sinh hoạt gần như một quân nhân” - thiếu tá Thắm nói.
Cuối giờ chiều, các em được vui chơi thể dục thể thao, hướng dẫn cách trồng và chăm sóc rau màu… “Dù không thực hiện đủ 11 chế độ trong ngày, nhưng các cháu cơ bản đã được làm quen và sinh hoạt gần như một quân nhân” - thiếu tá Thắm nói.
Học sinh Đan Lai vốn quen cách sống “hoang dã” giữa rừng sâu nên rất nhút nhát, không dám tiếp xúc với người lạ, chưa biết cách sống tập thể. Thiếu tá Thắm nói rằng, những ngày đầu, anh phải dạy học sinh từ những việc nhỏ nhất như đánh răng, rửa mặt, quét dọn nhà cửa… Thường phải mất 3-4 tháng các em mới quen với cuộc sống theo chuẩn quân đội.
Học sinh Đan Lai vốn quen cách sống “hoang dã” giữa rừng sâu nên rất nhút nhát, không dám tiếp xúc với người lạ, chưa biết cách sống tập thể. Thiếu tá Thắm nói rằng, những ngày đầu, anh phải dạy học sinh từ những việc nhỏ nhất như đánh răng, rửa mặt, quét dọn nhà cửa… Thường phải mất 3 - 4 tháng, các em mới quen với cuộc sống mới, chủ động trong mọi việc.
Ngoài chỉ dạy về con chữ, kỹ năng sống, các “bố nuôi” biên phòng còn giúp các em học sinh từ từ loại bỏ các hủ tục lạc hậu như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, làm vía… “Nhiều em chỉ ốm nhẹ thôi cũng đòi về nhà làm vía chứ không đi bệnh viện. Chúng tôi phải từ từ khuyên nhủ, đưa các em đi bệnh viện thăm khám, điều trị để các em thấy và dần thay đổi nhận thức” - thiếu tá Thắm nói.
Ngoài chỉ dạy về con chữ, kỹ năng sống, các “bố nuôi” biên phòng còn giúp các em học sinh từ từ loại bỏ các hủ tục lạc hậu như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, làm vía… “Nhiều em chỉ ốm nhẹ thôi cũng đòi về nhà làm vía chứ không đi bệnh viện. Chúng tôi phải khuyên nhủ, đưa các em đi bệnh viện khám, điều trị để các em dần thay đổi nhận thức” - thiếu tá Thắm nói.
Ông Nguyễn Văn Vỹ - Hiệu trưởng Trường THCS Môn Sơn - cho biết, từ khi có sự đồng hành của Đồn biên phòng Môn Sơn, học sinh Đan Lai không còn bỏ học giữa chừng, kết quả học tập được nâng cao, kỹ năng sống của học sinh cũng tốt hơn, không còn ngại giao tiếp với người lạ. Đây là điểm tựa vững chắc chắp cánh ước mơ chinh phục con chữ của các học trò vùng sâu, vùng xa.
Ông Nguyễn Văn Vỹ - Hiệu trưởng Trường THCS Môn Sơn - cho biết, từ khi có sự đồng hành của Đồn biên phòng Môn Sơn, học sinh Đan Lai không còn bỏ học giữa chừng, kết quả học tập được nâng cao, kỹ năng sống của học sinh cũng tốt hơn, không còn ngại giao tiếp với người lạ. Đây là điểm tựa vững chắc chắp cánh ước mơ chinh phục con chữ của các học trò vùng sâu, vùng xa.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI