Chú hề nhỏ

27/04/2015 - 16:01

PNO - PN - “Không được!”

edf40wrjww2tblPage:Content

“Con đùa mà!”

“Nhưng bố không đùa!”

“Sao không?”

Đứa nhỏ này chỉ mới bốn tuổi, chính xác là bốn tuổi rưỡi, nhưng đã biết cách trả treo với bố mẹ. Dạy kỷ luật cho cháu là công việc mà chúng tôi gặp rất nhiều rắc rối. Thằng nhỏ xem mọi thứ như một trò đùa, nó đùa mọi lúc, mọi nơi có thể nên nó đoạt biệt danh “chú hề nhỏ” trong nhà. “Chú hề nhỏ” là con út, mỗi lần chúng tôi muốn nghiêm khắc với con là cả một thử thách.

“Con không được ăn món tráng miệng vì đã kéo quần xuống”, tôi nghiêm khắc khi thằng nhỏ bày trò giữa bữa ăn. Khi cả nhà vừa ăn xong, thằng bé hay tụt quần xuống và chĩa mông ra cho chị cười. Vợ tôi cố gắng nín cười, trong khi tôi bảo thằng bé làm như thế không hay chút nào.

“Thế sao mọi người lại cười?” - Một câu hỏi khá chính đáng, và cũng không thể có một câu trả lời ngay lập tức. Câu hỏi của thằng bé làm tôi phải suy nghĩ về những khó khăn cản trở chúng tôi dạy con. Làm sao để nó hiểu được mọi thứ không phải là một trò đùa. Quan trọng hơn là chúng tôi phải trả lời câu hỏi: Tại sao đứa bé này cần phải học kỷ luật?

Chu he nho

Con trai tôi lên năm tuổi vào mùa hè này, một sự kiện mà cháu trông chờ từ khi lên bốn. Đó là thằng nhóc ngoan, biết nói cám ơn, xin lỗi đúng lúc. Cháu cũng thông minh, biết trả lời cả những câu hỏi toán của chị trước khi con bé giải ra được trên giấy. Mỗi lần tôi tìm cách bắt phạt là "chú hề nhỏ” lại chạy khắp nhà, miệng vừa cười vừa la, cứ như thể đang chơi rượt đuổi. Tính cách nghịch ngợm đó khiến chúng tôi vừa bực vừa yêu.

Ấy vậy mà chẳng bao lâu nữa là “chú hề nhỏ” phải vào trường tiểu học. Đã đến lúc con phải trưởng thành, nhưng tôi lại có cảm giác không muốn thế. Tôi thấy thời gian sao mà trôi nhanh quá. Lần đầu tiên tôi và vợ cho đứa con đầu vào lớp 1, vợ tôi khóc, tôi chỉ tìm cách tỏ ra cứng rắn. Nhưng lần này với “chú hề nhỏ”, tôi cũng cảm thấy muốn khóc. Không phải vì cháu là đứa con cưng của cả nhà, mà vì đây là đứa cuối cùng chúng tôi tiễn vào trường tiểu học.

“Chẳng mấy nữa chúng sẽ không còn cần đến chúng ta” - đó là lời vợ tôi. Tất cả những thời gian khó khăn dạy dỗ, chăm sóc, âu yếm và thương yêu con cái, những thời gian vô cùng quý báu với bậc cha mẹ, đang rút ngắn dần. Những kỷ niệm đó trải qua chóng vánh, chúng chỉ còn là một bóng mờ trong tâm trí tôi. Dĩ nhiên, chúng tôi hiểu được rằng vẫn còn rất nhiều thứ trong hành trình làm cha mẹ của mình, và phải rèn cho con tính kỷ luật để luôn là đứa con ngoan.

Nhưng ngay lúc này, tôi không muốn “chú hề nhỏ” của mình lớn lên. Tôi vẫn muốn có được cái đặc quyền nghiêm khắc nhắc nhở mỗi khi thằng bé giở trò quậy.

 BẢO BÌNH

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtinhyeuhonnhanvi /strCate=tinhyeuhonnhan

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEchuyennhavi /strCate=chuyennha

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtinhvalyvi /strCate=tinhvaly

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEphongcachsongvi /strCate=phongcachsong
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEhonnhangiadinhvi /strCate=honnhangiadinh