Khởi tố vụ 7 người tử vong do sốc phản vệ khi chạy thận

30/05/2017 - 12:39

PNO - Cơ quan công an đã khởi tố vụ án để điều tra làm rõ nguyên nhân 7 người tử vong khi chạy thận ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Khoi to vu 7 nguoi tu vong do soc phan ve khi chay than
Phó Giám đốc CA tỉnh Hòa Bình, Phạm Văn Sử.

Theo thông tin chúng tôi mới nhận được, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã khởi tố vụ án liên quan đến vụ việc 7 người tử vong nghi do sốc phản vệ khi chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình ngày 29/5 để điều tra về những vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác.

Trước đó vào sáng 29/5, 18 bệnh nhân đang chạy thận lọc máu chu kỳ tại Khoa Thận nhân tạo (Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình) thì bất ngờ buồn nôn, khó thở. Các y bác sĩ đã lập tức ngừng chạy thận và cấp cứu cho các bệnh nhân. Đến hôm nay, đã có 7 trong số 18 bệnh nhân tử vong nghi do sốc phản vệ.

Bộ Y tế đã điều động các bác sĩ của bệnh viện Bạch Mai lên Hòa Bình hỗ trợ, chữa trị kịp thời các những bệnh nhân trong vụ tai biến y khoa này. Một số bệnh nhân có diễn biến xấu đã được chuyển về bệnh viện Bạch Mai để điều trị ngay trong đêm 29/5.

Khoi to vu 7 nguoi tu vong do soc phan ve khi chay than
Các bệnh nhân bị sốc phản vệ được chuyển về BV Bạch Mai để tiếp tục điều trị.

Theo TS.Nguyễn Hữu Dũng – Trưởng khoa Thận nhân tạo (Bệnh viện Bạch Mai) trong chạy thận có nhiều biến chứng nhưng vụ việc vừa qua là sự cố hy hữu, chưa từng xảy ra trong 45 năm lịch sử chạy thận tại Việt Nam.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Khoa Thận nhân tạo của Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình đã tạm ngừng hoạt động. Hơn 100 bệnh nhân đang chạy thận tại Khoa sẽ được chuyển lên các bệnh viện tuyến trên để tiếp tục chữa trị. 

Điều 242: Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác

1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 201 của Bộ luật này, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại cho sức khỏe của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành hính về hành vi hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mơi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm.

Cấu thành tội phạm

- Chủ thế: Cá nhân có năng lực TNHS và đủ tuổi luật định

- Khách thể: Tính mạng, sức khỏe người dân

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý hoặc vô ý

- Hành vi khách quan: Vi phạm quy định về khám, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác gây thiệt hại cho sức khỏe của người khác hoặc đã bị xử lý nhưng vẫn tái phạm.

Hình phạt

- Khung hình phạt cơ bản: Phạt tù từ 1 đến 5 năm

- Khung hình phạt tăng nặng:

  + Theo khoản 2: Phạt tù từ 3 đến 5 năm

  + Theo khoản 3: Phạt tù từ 7 đến 10 năm

- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 5 đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

Văn Phong

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI