Người cháu ngoại vua Thành Thái dành cả đời tu tạo mộ cha ông

22/09/2015 - 07:12

PNO - Chỉ sau một lần về Việt Nam, về cội nguồn, bà Y Phương đã từ bỏ tất cả để trở về...

Người phụ nữ này là Công Tôn Nữ Y Phương hay còn biết đến cái tên khác là Monie Phương, con gái công chúa Lương Mỹ, là một trong những người con của vua Thành Thái. Đáng nhẽ ra, người phụ nữ này đã an phận với cuộc sống ở nơi xứ người từ khi còn trong bụng mẹ nhưng rồi chỉ sau một lần về Việt Nam, về cội nguồn, bà Y Phương đã từ bỏ tất cả để trở về. Sống một cuộc sống nhẹ nhàng trong căn nhà nhỏ ở thành phố Huế hiện nay, bà Y Phương dành toàn bộ thời gian của mình vào công việc đi tìm và tôn tạo lại các phần mộ của cha ông, dòng dõi của mình và coi đó như là trách nhiệm của mình.

Người phụ nữ mang hai dòng máu

Đã không ít lần bà Y Phương được vinh danh trong việc đã góp nhiều công sức cho công tác quảng bá hình ảnh của cố đô Huế ra bạn bè quốc tế và được đánh giá là một trong những cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp tới việc trùng tu, tôn tạo một số những công trình của quần thể di sản văn hóa thế giới.

Với bà Y Phương thì việc góp sức mình vào việc quảng bá cố đô không chỉ là trách nhiệm của một con người có dòng máu Việt Nam mà nó còn là sự báo hiếu đối với cha ông. Tuy nhiên, sẽ có thể chẳng ai biết đến bà Y Phương nếu như người phụ nữ này không một lần trở về Việt Nam lúc đã trưởng thành sau khi đã sinh ra và lớn lên nơi đất khách.

Những năm tháng loạn lạc của thời binh đao, công chúa Lương Mỹ đã đi Pháp rồi sinh sống hẳn bên trời Tây. Trong khoảng thời gian sinh sống tại Pháp, công chúa Lương Mỹ gặp một người đàn ông gốc Campuchia, hai người dành tình cảm cho nhau rồi trở thành vợ chồng.

Bà Y Phương được sinh ra ngay trên đất Pháp nhưng ngay từ nhỏ đã có một cuộc sống hết sức cơ cực. Khi mà Y Phương mới chỉ là một đứa bé ẵm ngửa thì bất ngờ công chúa Lương Mỹ gặp phải bạo bệnh rồi qua đời sau đó không lâu. Không còn hơi ấm, dòng sữa của mẹ, có thể nói cuộc sống của bà Y Phương đã vất vả ngay từ lúc ấu thơ.

Nguoi chau ngoai vua Thanh Thai danh ca doi tu tao mo cha ong
Bà Y Phương.

Rồi cuộc sống đưa đẩy, bà Y Phương cùng cha trở về Campuchia sinh sống. Thời gian cứ thế thấm thoắt trôi đi, người phụ nữ cũng đã trưởng thành và vượt qua được tất cả những khó khăn trong cuộc sống. Mang trong mình dòng dõi của hoàng tộc, từ nhỏ, bà Y Phương đã được người cha nói cho việc này rồi kể những câu chuyện đầy kỷ niệm về người mẹ con vua. Nhưng rồi cuộc sống đã cuốn bà Y Phương vào những gánh nặng mưu sinh mà không còn thời gian để làm những gì đã dự định.

Nhưng rồi như một định mệnh đã được định đoạt, năm 2004, trong một chuyến hồi hương về Việt Nam bà Y Phương đã vô cùng bất ngờ với những gì mình nhìn thấy, tận mắt chứng kiến.

Không giống nhiều như những gì bà Y Phương đã thấy qua sách báo, nghe chuyện người khác kể, một Việt Nam và đặc biệt là thành cố đô Huế khiến người phụ nữ này cảm thấy rằng mình nên ở lại và có một trách nhiệm nào đó. Cho đến tận bây giờ, sau hơn một thập kỷ về Việt Nam, bà Y Phương vẫn khẳng định rằng quyết định của mình là đúng và nhờ đó mà bản thân bà mới có thể thực hiện được những công việc mà đã từ rất lâu mong muốn.

Bản thân bà Y Phương đã nhiều lần tâm sự rằng, nếu như không một lần trở về thì có lẽ bản thân bà đã mang một thiếu sót vô cùng lớn đối với tổ tông. Là con người ai cũng phải có cội nguồn, gốc rễ dù là ở bất cứ nền văn hóa nào thì suy nghĩ này vẫn luôn được tôn thờ.

Những ngày đầu ở Việt Nam, bà Y Phương gặp không ít khó khăn, từ chuyện ổn định cuộc sống cho đến việc đọc thông, viết thạo ngôn ngữ, nhưng tất cả những yếu tố đó chẳng là gì vì bản thân người phụ nữ này đã xác định mình sẽ gắn bó với nơi đây… Gia đình thì ở bên Campuchia không thể chuyển toàn bộ về Việt Nam được nhưng bà Y Phương vẫn biết cách để dung hòa tất cả. Khi nào cần thì sẽ trở về với gia đình, còn khi đã có điều kiện thì sẽ quay trở về Việt Nam để thực hiện những kế hoạch đã từ trước.

Sống để tu sửa mộ phần dòng tộc

Bà Y Phương bảo rằng bản thân bà luôn mang một cảm giác tự hào khi trong con người mình có dòng dõi huyết thống của gia tộc Nguyễn Phúc, là cháu ngoại của vị vua yêu nước Thành Thái.

Ỏ Việt Nam đã từ lâu nay, những người phụ nữ mang họ Công Tôn Nữ luôn được tất cả mọi người đánh giá rất cao về phẩm hạnh, sự thông minh và nhân ái. Và với bà Y Phương, với bất cứ ai khi ngồi đối diện nói chuyện với người phụ nữ này cũng đều mang cảm xúc đó.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI