Sinh viên bén duyên với nghề tài xế xe ôm công nghệ: Kỳ 2: Ấm lòng với những 'giá trị cộng thêm'

07/05/2017 - 09:00

PNO - Những sinh viên tỉnh lẻ lên thành phố trọ học, còn lạ nước lạ cái nên việc rong ruổi xe ra đường hành nghề xe ôm là một thử thách lớn.

Tuy nhiên, nhiều sinh viên không cảm thấy đơn độc khi vừa gặp khó khăn là được “đàn anh đàn chú” xuất hiện và hỗ trợ. Nhờ vậy, những “tài xế sinh viên” này cảm thấy ấm áp và yên tâm hơn khi hành nghề…

“Đứng yên ở đó, chú đến ngay”

Đó là lời nhắn mà Tâm Bi (tên thật là Ngô Cẩm Đình, sinh viên ĐH Huflit) nhận được trong nhóm chat trên Zalo sau khi kêu cứu “xe con bị đứt sên trên cầu Sài Gòn”. Tài xế đến ứng cứu chưa hề quen biết cô trước đó, nhưng vẫn nhiệt tình chạy từ đường Cách Mạng Tháng Tám (Q.3) đến cầu Sài Gòn để thay cho cô tài xế sinh viên sợi sên miễn phí.

Tâm Bi kể: “Thân con gái, đang chạy lên giữa cầu Sài Gòn thì xe đứt sên, mắc kẹt, muốn dắt đi cũng không được. Suýt mếu máo thì được một chú đồng nghiệp tới giải cứu. Chưa kịp hỏi han để cảm ơn thì chú lại lao đi mất. Mưu sinh giữa thành phố xa lạ mà gặp được người tốt như vậy, cứ nhớ mãi. Không biết từ lúc nào, những người làm tài xế GrabBike đã coi nhau như người một nhà dù có thể chưa gặp nhau lần nào”.

Sinh vien ben duyen voi nghe tai xe xe om cong nghe: Ky 2: Am long voi nhung 'gia tri cong them'
Sinh viên Nguyễn Văn Hải tự lo được cuộc sống cho mình nhờ nghề tài xế GrabBike

4g chiều một ngày Sài Gòn nắng đổ lửa đầu tháng 5/2017, Nguyễn Văn Hải (quê ở Long Khánh- Đồng Nai) tranh thủ uống cà phê, thụ giáo tài xế đàn anh - Nguyễn Minh Hùng (đội trưởng GrabBike Phương Nam). Anh Hùng đang quản lý, hỗ trợ cho hơn 800 tài xế trong đội. Dù chưa quen biết Hải trước đó, nhưng anh vẫn ngưng nhận khách cả tiếng đồng hồ để dành thời gian trao đổi nghiệp vụ với đàn em mới vào nghề.

Hải vừa kết thúc khóa nghĩa vụ quân sự gần 2 năm, hiện chạy GrabBike để tự trang trải cho việc theo học hệ tại chức ĐH Luật. Chàng sinh viên có nụ cười dễ mến này chia sẻ: “Thực sự, em cũng đi làm thêm một số nơi nhưng chưa thấy ở đâu có tinh thần tương trợ đồng đội như GrabBike. Các anh, các chú chẳng những không sợ mình lấy bớt khách mà còn tận tình chỉ bảo. Có những ngày em nhận được tiền bo nhiều gần bằng tiền cước, cũng là nhờ các đàn anh chỉ bảo cả đó”.

Với tính cách có phần nhút nhát, những ngày đầu vào nghề GrabBike, Nguyễn Thành Tiến (sinh viên Trường Cao đẳng du lịch Sài Gòn) tỏ ra bỡ ngỡ. Ngày đầu, Tiến không biết “luật ngầm” nên vô tình chờ đón khách ở bến xe Phương Trang (đường Lê Hồng Phong, Q.10). Đang hoảng hốt khi bị các tài xế xe ôm truyền thống vây quanh dọa đánh thì được đồng đội áo xanh đến giải vây. “Các bác tài GrabBike rất dễ thương, cứ thấy ai chạy GrabBike là xem như người thân, chào hỏi vui vẻ, thấy đồng đội khó khăn là giúp rất nhiệt tình”.

Sinh vien ben duyen voi nghe tai xe xe om cong nghe: Ky 2: Am long voi nhung 'gia tri cong them'
Sinh viên Nguyễn Văn Hải (giữa) và Nguyễn Thành Tiến (bìa trái) được tài xế đàn anh chia sẻ kinh nghiêm một cách cởi mở

Những quyền lợi “cộng thêm” từ GrabBike

Sinh viên Nguyễn Văn Hải hào hứng: “Em đâu có ngờ được GrabBike tự nguyện mua bảo hiểm cho tài xế lẫn khách hàng. Sinh viên đi làm thêm luôn có cảm giác bấp bênh. Việc được đảm bảo bằng bảo hiểm rất quan trọng. Tất nhiên là chẳng ai mong gặp sự cố để lãnh tiền đền bù, nhưng việc đó khiến mình thêm an tâm và cảm nhận được sự trân trọng mà đối tác dành cho mình”.

Với Tâm Bi, điều mà cô cảm thấy đặc biệt thú vị là Grab đã kết hợp cùng Honda tổ chức huấn luyện cách lái xe an toàn. “Em chân yếu tay mềm, chạy một mình còn lập cập lắm. Nhưng khi được huấn luyện các nguyên tắc cơ bản khi lái xe và cách phản ứng nhanh để tránh tai nạn, em vững tâm hơn. Từ trước đến nay, chủ yếu là em chạy xe theo… bản năng, giờ có kỹ năng cơ bản, thấy khác hẳn”.

Sinh vien ben duyen voi nghe tai xe xe om cong nghe: Ky 2: Am long voi nhung 'gia tri cong them'
Một bác tài GrabBike tình nguyện thay nhông sên dĩa cho đồng đội. Những nghĩa cử như vậy khiến tài xế GrabBike thấy ấm lòng hơn

Nguyễn Văn Hải thẳng thắn: “Nghề nào cũng có rủi ro riêng của nó. Với nghề tài xế xe ôm công nghệ, dù có cẩn thận cũng không loại bỏ tuyệt đối được tai nạn hoặc xích mích với các tài xế xe ôm truyền thống. Ngoài việc kiếm được thu nhập khá cao so với những công việc làm thêm khác, các tài xế còn được đào tạo các kỹ năng chủ động phòng tránh nguy cơ, kỹ năng lái xe an toàn, văn hóa của “dân” GrabBike. Đội phản ứng nhanh của Grab cũng có mặt hỗ trợ kịp thời khiến các tài xế yên tâm trên từng cây số. Em nghĩ, đó là những “giá trị cộng thêm” rất khác biệt mà Grab đã mang lại cho đội ngũ đối tác khổng lồ của mình”.

“Tuyển đầu vào cẩn thận, huấn luyện kỹ năng nghiêm túc, bồi dưỡng văn hóa giao tiếp khách hàng hay lập Học viện tài xế để đào tạo ra những bác tài giỏi nghề, tất cả những điều đó đều phục vụ cho tâm huyết của đội ngũ Grab là xây dựng môi trường làm việc an toàn cùng với văn hóa cao cho các bác tài.

Khi bất kỳ tài xế nào gặp sự cố, Grab ý thức được trách nhiệm trước hết và trên hết của mình để có mặt sớm nhất có thể nhằm hỗ trợ kịp thời. Chúng tôi đang từng ngày nỗ lực thay đổi hoàn toàn hình ảnh của tài xế xe ôm, để bất kì khách hàng nào nghĩ đến việc đi GrabBike là nghĩ đến việc thụ hưởng chuyến đi an toàn cùng tài xế văn minh”- ông Ngô Toàn Trung, đại diện Grab chia sẻ.

Đức Toàn 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI