Việt Nam - Hoa Kỳ tăng hợp tác về năng lượng tái tạo

20/02/2014 - 18:43

PNO - PNO - Phát biểu tại Hội thảo phát triển năng lượng gió Việt Nam - Hoa Kỳ ngày 20/2 tại TP.HCM, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ Rena Bitter cho biết hội thảo chính là bước tiếp nối cho cam kết của Tổng thống Obama về Kế hoạch hành động...

edf40wrjww2tblPage:Content

 Hội thảo do Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM và Bộ Công Thương phối hợp tổ chức.

Viet Nam - Hoa Ky tang hop tac ve nang luong tai tao

Tua-bin điện gió (phong điện) tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Nam Anh.

Theo bà Rena Bitter, Hoa Kỳ cam kết hợp tác với các nước khác trong việc khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu bằng cách mở rộng sử dụng năng lượng sạch. Điều này cũng nhấn mạnh thêm chương trình Hợp tác Năng lượng toàn diện Á - Mỹ của tổng thống vào năm 2012, với cam kết thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của doanh nghiệp Mỹ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại khu vực châu Á.

Bà Tổng lãnh sự nhắc lại cảnh báo của Ngoại trưởng John Kerry về mối đe dọa mà biến đổi khí hậu có thể gây ra cho khu vực châu Á trong chuyến thăm Việt Nam mới đây của ông. Ông Kerry đánh giá cao sự hợp tác giữa Công ty GE Hoa Kỳ và Công ty TNHH Công Lý của Việt Nam trong dự án cung cấp tua-bin cho trang trại gió tại tỉnh Bạc Liêu.

Phía Hoa Kỳ cho rằng đây là một dự án thành công rất ấn tượng. Để có được thành công đó, phải ghi nhận một quá trình hợp tác giữa các công ty tư nhân và các cơ quan chính phủ, bao gồm sự hỗ trợ và cam kết của tất cả các cấp chính quyền tại Việt Nam.

Về phần mình, Chính phủ Hoa Kỳ cam kết mang lại những gì tốt đẹp nhất thông qua các chương trình hỗ trợ, kể cả kinh nghiệm cho các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Hiện tại, ngoài hỗ trợ của Ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (EXIM Bank) trong hợp đồng giữa Công ty Công Lý và GE đã nêu, còn có các hỗ trợ khác giúp phát triển năng lượng sạch cho Việt Nam của Cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ (USTDA) và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID).

Bà Rena Bitter nhấn mạnh sự tham gia của khu vực tư nhân là trung tâm cho tất cả những nỗ lực trên. Bà hy vọng hội thảo sẽ đặt nền tảng cho các hoạt động sau này giữa chính phủ, các nhà đầu tư và tổ chức tài chính mong muốn Việt Nam được tăng cường an ninh năng lượng.

Báo cáo tại hội thảo, bà Phạm Thùy Dung - Chuyên viên Tổng cục Năng lượng (Bộ Công thương) - cho biết, mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2020, điện năng từ các nguồn năng lượng tái tạo sẽ chiếm khoảng 5,6% tổng công suất lắp đặt, trong đó có 1.000 MW từ năng lượng gió, 500 MW từ nguồn sinh khối và 2.700 MW từ các dạng công nghệ năng lượng tái tạo khác; đến năm 2030, nguồn điện từ năng lượng tái tạo sẽ chiếm khoảng 9,4% tổng công suất lắp đặt với 6.200 MW năng lượng gió, 2.000 MW nguồn sinh khối và 5.600 MW thuộc công nghệ năng lượng tái tạo khác.

Hiện đã có 48 dự án đăng ký phát triển dự án điện gió tại Việt Nam với tổng công suất 4.876 MW. Có 3 dự án đã đi vào vận hành.

Nam Anh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI