Chuyên gia hiến kế giải quyết 'ùn tắc' cả trên trời lẫn dưới đất của Tân Sơn Nhất

07/11/2017 - 11:29

PNO - Hội thảo đã lắng nghe ý kiến trái chiều từ các nhà khoa học, nhà quản lý về nguyên nhân gây ra tình trạng "ùn tắc" cả trên trời lẫn dưới đất khu vực sân bay, đồng thời đề xuất các giải pháp…

Sáng 11/7, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đã tổ chức hội thảo bàn giải pháp giải tỏa ách tách giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất nhằm mục đích lắng nghe ý kiến từ các nhà khoa học, nhà quản lý về nguyên nhân gây ra tình trạng ùn tắc “trên trời dưới đất” khu vực sân bay, đồng thời đề xuất các giải pháp…

Chuyen gia hien ke giai quyet 'un tac' ca tren troi lan duoi dat cua Tan Son Nhat

Tại hội thảo, thạc sĩ Cao Ngọc Thành - Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM đề xuất hình thành Trung tâm hoạt động hàng không sân bay Tân Sơn Nhất như một khái niệm mới cần có để các giải pháp có thể được rộng rãi hơn trong việc hình thành tư duy mang tính chuyển biến lớn để giải quyết các ách tắc hiện nay của sân bay.

Theo đó, nhà nước có thể hình thành một vùng lãnh thổ có được những chính sách phát triển để thúc đẩy và duy trì vai trò của sân bay Tân Sơn Nhất với miền Nam và cả nước. Các chính sách khuyến khích vùng lãnh thổ này phát triển có thể bao gồm chính sách về đất đai, chính sách thuế, chính sách thu hút đầu tư và đặc biệt là các hoạt động quy hoạch phát triển … để vùng này dần có sự đổi thay đủ lớn để khai thông dần các tắc nghẽn hiện nay của khu vực sân bay Tân Sơn Nhất.

Chuyen gia hien ke giai quyet 'un tac' ca tren troi lan duoi dat cua Tan Son Nhat
Quang cảnh hội thảo

“Ngoài ra, cũng cần thực thi các chính sách về giản dân; cần có các chính sách về quy hoạch và đầu tư… có tác dụng thúc đẩy hình thành các cấu thành của một trung tâm hàng không với hệ thống logistics với các tuyến xe buýt hoàn thiện vận hành trong khu vực này cùng với phương tiện vận chuyển khác. Một tuyến tàu điện ngầm tiếp cận ranh giới của khu vực cũng cần được hình thành, giải quyết thuận lợi cho sự đi lại từ các nơi khác đến khu vực trung tâm hàng không”, ông Thành nói.

Chuyen gia hien ke giai quyet 'un tac' ca tren troi lan duoi dat cua Tan Son NhatTrung tá Lê Trọng Sành - nguyên Trưởng phòng quản lý bay sân bay TSN nhận định: “Nếu ta xây dựng ở phía Bắc đường cất, hạ cánh (nơi có sân golf 175 ha), một nhà ga khoảng 20 triệu khách/năm, một đường lăn mới và khoảng 50 vị trí đổ máy bay thì sân bay TSN có thể khai thác 55 triệu khách/năm, còn lâu mới quá tải (hiện khách nay khoảng 32 triệu khách/năm).

Nếu xây dựng hai đường ra vào sân bay, từ phía Bắc đường Trường Chinh (quận Tân Bình), phía đường Quang Trung (Quận Gò Vấp) thì ta có 3 đường ra - vào như đường Trường Sơn hiện nay,  giải quyết cơ bản nạn kẹt xe.

Chuyen gia hien ke giai quyet 'un tac' ca tren troi lan duoi dat cua Tan Son Nhat
Đường Cộng Hòa và Trường Sơn vào sân bay Tân Sơn Nhất thường xuyên ùn tắc

“Tại sân golf TSN hiện nay đã đắp u cỏ cao để chơi golf, nhà hàng cao, rộng cho thuê kinh doanh, lúc mưa to nước chảy vào đường cất hạ cánh làm ngập đường băng, uy hiếp an toàn bay. Phi công Nguyễn Thành Trung nói rằng, khai thác có hiệu quả 2 đường băng, khoảng 100 vị trí đổ máy bay, hàng năm sân bay TSN có thể thu về hàng tỷ USD, đủ tiền để trang trải, xây dựng sân bay”-Ông Sành nói.

TS Võ Kim Cương- Nguyên phó Kiến trúc sư trưởng Tp.HCM lại cho rằng quá trình phát triển đô thị là một quá trình liên tục theo quy hoạch và kế hoạch để đảm bảo tính đồng bộ theo không gian và thời gian. Tuy nhiên, trong quá trình cũng cần những điều chỉnh linh hoạt về tiến độ xây dựng, trong đó, có việc phải tạm dừng phát triển một số khu vực nhất định.

Chuyen gia hien ke giai quyet 'un tac' ca tren troi lan duoi dat cua Tan Son Nhat
Tân Sơn Nhất đang ùn tắc cả trên trời lẫn dưới đất

“Tôi đề xuất nên mượn đường hoặc đổi đất để có đường qua đất quốc phòng phía Nam sân bay. Việc mở đường song hành với đường Cộng Hòa rất cấp thiết không chỉ để giải quyết ùn tắc giao thông cho khu vực TSN mà còn giúp đảm bảo nhu cầu giao thông đối ngoại giữa TP với khu vực Tây Bắc nối qua Campuchia.

Một giải pháp nữa là mượn đường qua doanh trại quân khu 7, đường này nối từ giao lộ Nguyễn Văn Trỗi - Hoàng Văn Thụ xuyên qua doanh trại QK7 nối vào Nguyễn Thái Sơn, Phạm Văn Đồng khơi được luồng tuyến này chắc chắn giải tỏa ngay tình trạng ùn tắc trên đường Trường Sơn; đồng thời mượn đường sắt đoạn từ Gò Vấp về Hòa Hưng”- Ông Cương đề xuất.

Quỳnh Mai

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI