Tây Nguyên: Mưa lớn gây lụt lội, sạt lở, tắc đường

17/11/2013 - 07:37

PNO - PNO - Tối 16/11, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Kon Tum cho biết, trên sông Đăk Bla đã có lũ lớn. Mực nước sông này tại huyện Kon Plông là 594,67 mét, cao hơn mức báo động cấp 3 là 0,17 mét, còn tại TP Kon Tum là 520,28 mét, thấp...

edf40wrjww2tblPage:Content

 Tình trạng trên là do từ đêm 14 đến cả ngày 15/11, trên địa bàn tỉnh mưa to đến rất to, lượng mưa đo được trung bình từ 55 - 100mm, riêng các huyện Kon Plông, Kon Rẫy và Tu Mơ Rông là 140 - 210mm.

Tay Nguyen: Mua lon gay lut loi, sat lo, tac duong

Sạt lở trên quốc lộ 24 làm đứt đường, gây ách tắc giao thông

Mưa lớn, nước dâng cao làm ngập, tràn hồ nuôi cá của dân và hệ thống ao nuôi cá tầm của Công ty Cá Tầm (xã Hiếu) và HTX cá tầm Đăk Long (huyện Kon Plông); làm ngập một số điểm trường tại xã Hiếu, xã Đăk Long (huyện Kon Plông). Ngoài ra, hàng loạt đường giao thông, công trình thủy lợi, hoa màu, lúa ở các huyện trong tỉnh Kon Tum bị hư hại nặng nề.

Cũng theo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Kon Tum, vào chiều 15/11, chị Y Hiên (38 tuổi) trú tại thôn Đăk Bút, xã Đăk Nên (huyện Kon Plông) khi đi làm rẫy về, qua suối bị lũ cuốn trôi, hiện đã tìm được thi thể nạn nhân. UBND huyện Kon Plông đã chỉ đạo các ban ngành của huyện, xã động viên thăm hỏi gia đình chị Y Hiên.

Bà Đặng Thanh Mai, PGĐ Trung tâm Khí tượng thủy văn T.Ư nói về diễn biến mưa lũ ở Miền Trung -Tây Nguyên

Mưa liên tục đã gây lũ lớn, làm hàng loạt tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum bị sạt lở nghiêm trọng. Nặng nhất là trên quốc lộ 24, có 10 điểm sạt lở từ 200 - 500m3, đặc biệt tại km111, nước ngập mặt đường dài 100m, sâu gần 1m, các phương tiện không lưu thông được. Tại km75+85 quốc lộ 24 thuộc địa phận xã Pờ Ê (huyện Kon Plông), nước lũ xói trôi, sạt lở ta luy âm gây đứt đường, khiến việc lưu thông, đi lại giữa 2 tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum bị ách tắc hoàn toàn.

Ngoài ra, tuyến đường Đông Trường Sơn từ xã Hiếu đi xã Ngọc Tem (huyện Kon Plông) bị sạt lở nhiều đoạn với khối lượng lớn, gây ách tắc giao thông. đến chiều tối 16/11, các phương tiện ô tô, xe máy không thể lưu thông.

Ông Nguyễn Văn Tín, Giám đốc Công ty Quản lý công trình giao thông tỉnh Kon Tum cho biết, hiện trên địa bàn huyện Kon Plông đang mưa nhiều, nguy cơ có thêm 3 điểm nữa trên quốc lộ 24 đứt đường, đó là km 77+730, km 78+820 và km 76+00.

Ông Nguyễn Quảng, Giám đốc Công ty CP quản lý công trình giao thông Kon Tum (thuộc Khu Quản lý đường bộ 5) cho biết: trên tuyến đường Hồ Chí Minh có hơn 20 điểm sạt lở nhỏ. Công ty đã cử lực lượng, máy móc tiến hành dọn, hốt đất đá nên giao thông vẫn thông suốt.

Tay Nguyen: Mua lon gay lut loi, sat lo, tac duong

Một điểm sạt lở trên quốc lộ 24

Để đảm bảo giao thông, ngành GT-VT tỉnh đang tích cực chỉ đạo các đơn vị quản lý đường huy động nhân - vật lực tập trung khắc phục hậu quả lũ lụt, nhanh chóng thông xe các tuyến bị ách tắc. Với các vị trí bị lở mái taluy dương, đơn vị huy động máy móc tập trung hốt dọn khối lượng đất đá ra khỏi phạm vi nền mặt đường để đảm bảo giao thông, đồng thời bố trí người cảnh giới trực gác 24/24 giờ tại các vị trí cầu, cống, nền mặt đường bị ngập, tổ chức khơi thông cống, rãnh, cắm biển cảnh báo ở các vị trí nguy hiểm.

Riêng tại vị trí sụt nền mặt đường tại km75+850 quốc lộ 24, ngày 16/11, ông Huỳnh Tấn Phục, Giám đốc Sở GT-VT Kon Tum đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo Công ty CP Quản lý công trình giao thông Kon Tum tập trung nhân lực, máy móc để khắc phục, dự kiến đến 12g ngày 17/11 sẽ thông xe tại vị trí này, để nối 2 tỉnh Kon Tum - Quảng Ngãi trở lại thông tuyến.

Tay Nguyen: Mua lon gay lut loi, sat lo, tac duong

Nước sông Ba dâng cao, gây ngập lụt vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai

*Trong buổi sáng 16/11, tại khu vực đèo An Khê (địa phận xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai), nhiều đoạn núi sạt lở, gây tắc đường trên quốc lộ 19 đã được khắc phục xong, các phương tiện đã có thể lưu thông. Tuy nhiên, quốc lộ 25 đoạn qua thị xã Ayun Pa và huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) lại bị chia cắt, do nước từ lòng hồ thuỷ điện An Khê - Ka Nak được xả với cường độ lớn.

Tại thị xã Ayun Pa, gần trưa 16/11, nước lũ đã lên đến báo động khẩn cấp. Các lực lượng cứu hộ cứu nạn của thị xã đã phải di dời khẩn cấp 60 hộ dân, với 250 nhân khẩu ra khỏi vùng nguy hiểm. Đồng thời, lãnh đạo chính quyền thị xã đã cử lực lượng công an ra giữ hai đầu quốc lộ 25, đoạn qua thị xã Ayun Pa, để không cho dân tự ý đi qua. Trên cơ sở đó, dùng xuồng, ca nô đưa người dân qua lại.

Tại huyện Krông Pa, thông tin từ ông Đinh Xuân Duyên, Trưởng phòng NN-PTNT huyện cho biết, trên dòng sông Ba, nước lũ trong ngày ở mức báo động 3 và đã làm ngập khoảng 600ha cây trồng. Mưa lũ cũng đã làm sạt lở hơn 2.000m3 đất đá trên các tuyến đường liên xã.

Chính quyền địa phương đang tiếp tục theo dõi tình hình nước lũ để có thể chủ động di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm. UBND huyện Krông Pa đã chỉ đạo cơ quan chức năng cấm mọi thuyền, đò qua sông Ba để tránh bị nước lũ cuốn trôi.

ĐÔNG GIA

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI