Kiên quyết xử lý giáo viên vi phạm quy định dạy thêm

24/09/2013 - 11:14

PNO - Trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội về việc quản lý dạy thêm, học thêm (DTHT) phải chăng chỉ là “bắt cóc bỏ đĩa” và nguyên nhân dẫn đến DTHT tràn lan là do chương trình quá nặng, nhiều nội dung giảng dạy không cần...

edf40wrjww2tblPage:Content

“Hiện nay, Bộ đang tăng cường quản lý giáo viên trong việc thực hiện chương trình dạy học, thực hiện quy định DTHT, nghiêm cấm cắt xén chương trình để đưa vào dạy thêm hoặc ép buộc học sinh học thêm dưới bất kỳ hình thức nào. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc chuẩn bị bài và giảng dạy của giáo viên trong giờ chính khóa và dạy thêm, kiên quyết xử lý giáo viên vi phạm quy định”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh.

Kien quyet xu ly giao vien vi pham quy dinh day them

Ảnh minh họa: Minh Nhật

Hiện nay, ngành giáo dục cũng đang tăng cường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày để học sinh được tăng thời lượng tự học có hướng dẫn. “Chúng tôi đang triển khai biên soạn chương trình, sách giáo khoa các bậc học phổ thông để áp dụng từ sau năm 2015 theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh, góp phần khắc phục tình trạng DTHT tràn lan“, Bộ trưởng cam kết.

Theo báo cáo của các địa phương và kết quả thanh tra, kiểm tra đầu năm học 2012-2013 của Bộ GD-ĐT, đến nay đã có 38 tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh, thành ra quyết định ban hành quy định về quản lý DTHT trên địa bàn. Nhiều địa phương đã có các giải pháp quyết liệt chấn chỉnh tình trạng dạy thêm học thêm trái quy định (Quảng Ninh, Đà Nẵng, Phú Yên, Quảng Nam…).

Về tình trạng hiện nay vẫn còn tồn tại tình trạng các trường đại học, cao đẳng được thành lập nhưng tuyển sinh không đạt; đào tạo không hiệu quả, mất cân đối đào tạo về ngành nghề.., Bộ trưởng cho biết, theo quy định hiện hành, việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh là do Giám đốc/Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng tự quyết định dựa trên tiêu chí do Bộ GD-ĐT quy định (hiện có 2 tiêu chí là: số sinh viên, học sinh quy đổi tính trên 1 giảng viên và diện tích sàn xây dựng trên 1 sinh viên, học sinh quy đổi). Việc đăng ký tuyển sinh và lựa chọn ngành/trường đào tạo là do học sinh tự quyết định.

“Tuy nhiên thực tế hiện nay, ở một số trường đại học, cao đẳng, một số ngành tuyển sinh không đủ chỉ tiêu”, Bộ trưởng thừa nhận. Để góp phần khắc phục tình trạng trên, Bộ đã và đang thực hiện các giải pháp, trong đó có việc rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trong cả nước.

Đối với các ngành cần khuyến khích, Bộ đã mở rộng khối thi và xét tuyển đối với các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (bổ sung khối D đối với nhiều ngành trước đây chỉ thi tuyển khối C); tuyển thẳng các học sinh giỏi đạt giải quốc gia, Olympic vào các ngành học thuộc khối khoa học xã hội; phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu để bổ sung chính sách đối với các ngành học khoa học cơ bản, khoa học xã hội-nhân văn, năng lượng hạt nhân, như: miễn giảm học phí, cấp học bổng cao, khuyến khích học tập,… các chính sách thu hút, đãi ngộ những sinh viên tốt nghiệp các ngành học này…

Theo PHAN THẢO (Sài Gòn Giải Phóng Online)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI