Họ là nữ ứng cử viên!: Ni sư Thích Nữ Tín Liên-Người gieo mầm thiện

06/05/2016 - 08:05

PNO - Trong tâm thức bà, việc giảng dạy giáo lý nhà Phật luôn phải song hành cùng những câu chuyện “rất đời, rất người” về tình yêu quê hương, đất nước, nghĩa nhân.

Cách đây 50 năm, trong một ngôi làng tại huyện Tân Châu, tỉnh An Giang có cô bé mới 15 tuổi nhưng đã mang tâm nguyện xuất gia để gieo mầm thiện cho mình, cho đời. Lớn lên trong những ngày ly loạn, sau mấy bận “hụt” duyên với cửa thiền, cuối cùng cô mới nhận bằng tiến sĩ  Phật học tại Ấn Độ khi đã ngấp nghé tuổi 50. Người con gái của bưng biền miền Tây năm ấy, nay là ni sư Thích Nữ Tín Liên, tu tại Tịnh xá Ngọc Phương (P.1, Q.Gò Vấp, TP. HCM).

Cô giáo làng

Gọi điện xin một cuộc hẹn, tôi nghe bà lẩm nhẩm tính ngày. Nay hướng dẫn Phật tử thiền định tại Vũng Tàu, mai đi Đắk Lắk làm lễ cầu siêu cho các liệt sĩ, bữa sau nữa thì về Đồng Nai, Đồng Tháp “thăm tụi nhỏ” là những đứa trẻ bao năm qua bà lo chu toàn cho các em an tâm đến trường. Lần lữa rồi tôi cũng gặp được bà, đúng vào ngày 30/4. Ni sư Thích nữ Tín Liên thế danh là Nguyễn Thị Yến (Tư Yến, SN 1951), sinh trưởng trong một gia đình trung nông tại xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Dù cuộc sống khó khăn, cha mẹ bà vẫn quyết cho các con (chín người) đến trường.

Ho la nu ung cu vien!: Ni su Thich Nu Tin Lien-Nguoi gieo mam thien
Ni sư Tín Liên thăm hỏi, tặng quà tại những nơi mình đến thuyết pháp

Ni sư Tín Liên nhớ lại: "Ngày ấy, cả làng Tân Thành Cả Cái (cũ) chỉ có hai gia đình cho con ra tỉnh học. Cha hay nói với anh em tôi, đời cha ít chữ, ngày ngày quần quật ngoài đồng, không lẽ tới lượt con cháu cũng vậy. Phải có tri thức để mai sau góp sức xây dựng quê hương, đất nước”.

Bà theo gia đình sang Tân Châu tản cư năm tám tuổi. Mỗi năm, cha bà về Đồng Tháp làm đìa hết bốn tháng, mẹ bà vừa nội trợ vừa nuôi cá bè. Tư Yến ham học, trong tình cảnh loạn lạc nhưng vẫn không ngừng nỗ lực, năm nào cũng được phần thưởng. Từ thời trung học bà đã sống xa gia đình. Sau khi rời trường trung học Thủ Khoa Nghĩa (Châu Đốc), bà bước chân vào giả ng đường Viện đại học Cần Thơ (nay là trường ĐH Cần Thơ).

Năm 1973, bà làm giáo viên môn vạn vật (sinh học) của trường trung học đệ nhị cấp (cấp III) Nguyễn Chánh Sắt, Tân Châu (nay là trường THPT Tân Châu, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) và trường trung học bán công Tân Châu. Sau năm 1975, bà thôi nghề giáo, trở thành bí thư chi đoàn ấp Long Thị A, rồi lên Huyện đoàn Phú Châu, Ủy ban MTTQ huyện Phú Châu. Tuổi thanh xuân của bà là những đêm lặn lội đến từng nhà dân vận động ra lớp bình dân học vụ, đào đường, đắp đê…

Dù là cô giáo làng hay thủ lĩnh Đoàn thì Tư Yến cũng đã đến không biết bao nhiêu gia đình, qua bao nhiêu đoạn đường, kênh mương để đưa con chữ đến với học trò. Sau này khi đã thành ni sư, bà cũng đi không biết mỏi như vậy. Trong tâm thức bà, việc giảng dạy giáo lý nhà Phật luôn phải song hành cùng những câu chuyện “rất đời, rất người” về tình yêu quê hương, đất nước, về nghĩa nhân.

Nặng lòng với học trò nghèo

Năm 2000, ni sư Tín Liên nhận bằng tiến sĩ Phật học tại Ấn Độ, sau đó bà tiếp tục tu thiền ở Myanmar. Năm 2002, bà về nước, giảng dạy tại Học viện Phật giáo Việt Nam chi nhánh TP.HCM, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, đồng thời là Ủy viên Trung ương MTTQ Việt Nam (từ năm 2004 đến nay), Ủy viên Ban chấp hành Hội LHPN TP.HCM (từ năm 2006 đến nay).

Tôi ngồi với bà từ sáng đến tận 5g chiều 30/4. Phòng làm việc của bà toàn sách. Bên cạnh những tài liệu về những cuốn kinh Phật bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh… là mấy cuốn tập học sinh (HS), ngoài bìa ghi dòng chữ “Quỹ cho HS nghèo, người nghèo” được xếp gọn gàng trên giá. Ni sư Tín Liên cho biết, hiện Quỹ học sinh nghèo được khoảng 100 triệu đồng, Quỹ người nghèo hơn 140 triệu đồng, dùng để trao học bổng cho những em HS không được học bổng của trường (vì thuộc diện gia đình không có hộ khẩu), tặng thẻ bảo hiểm y tế, ủng hộ xây cầu nông thôn, giú p đồng bào miền Trung bị lũ lụt...

Miết tay lên từng dòng tên, hoàn cảnh của những HS, sinh viên trong cuốn “Quỹ cho HS nghèo, người nghèo”, ni sư Tín Liên dừng lại trước cái tên Nguyễn Tường Duy. Duy người Quảng Ngãi, học lớp Võ vật, Khoa Huấn luyện thể thao, Trường ĐH Thể dục thể thao TP.HCM. Vào năm thứ hai, Duy đứng trước nguy cơ phải bỏ học giữa chừng. Mẹ Duy - chị Trần Thị Thu Thủy bị ung thư cổ tử cung, điều trị tại BV Ung Bướu TP.HCM.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI