Bị bóc lột, hai lao động trẻ trốn khỏi bãi vàng

04/04/2014 - 09:03

PNO - PN - Phạm Văn Hảo (17 tuổi) và Phạm Văn Cường (19 tuổi), dân tộc Mường, ngụ thôn Cao Xuân, xã Ngọc Khuê, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm Công tác xã hội trẻ em Quảng Nam. Hảo và Cường vừa đào...

edf40wrjww2tblPage:Content

 Họ kể: Làm ruộng cực quá, không đủ ăn, ở quê có người tên Ảnh rủ rê vào Quảng Nam đãi vàng, lương bốn triệu đồng/tháng, làm sáu tháng được nhận lương một lần. Hảo và Cường vào bãi vàng Phước Thành, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam vào ngày 19/2/2014. Cùng làm ở đó có gần 40 người, trong đó có 15 người có tuổi nhỏ hơn họ. Quá cực, họ xin về, chủ bãi cho về nhưng không đưa tiền lương. Cùng đi với họ có tám lao động trẻ khác.

Ra đến thị trấn Khâm Đức (Phước Sơn), họ gặp một người đàn ông, nói nên về bãi vàng Bồng Miêu, Tam Lãnh làm vàng. Thế là đi. “Khổ còn hơn ở Phước Thành, bọn em chịu không nổi - Cường kể - chủ bãi là một người tên Phi, nói giọng Quảng Nam, bắt làm từ 6g đến 11g. Nghỉ. Tiếp tục làm từ 13g đến 17g. Nghỉ. Làm tiếp, 18g đến 23g. Nghỉ. Lại làm từ 1g đến 5g sáng. Cứ vậy. Họ bắt đào núi, móc đất, sàng đá lấy vàng. Nhiều lần bọn em gục ngã luôn. Xin được nghỉ để ngủ thì họ đòi đánh.

Một người tên Sáu, là em ông Phi, nói: “Đã vào đây thì đừng hòng trốn thoát”. Tụi em rủ nhau trốn lên rừng, đi một ngày một đêm, ra đến ngã ba Tiên Thọ - Tiên Phước khoảng 16-17g ngày 28/3, thì bị chủ bãi chặn lại, dùng gậy rượt đánh, nhưng bọn em chạy thoát và sau đó được bà con giúp”. “Những người đi cùng thì sao?”. “Chạy thoát hết - Cường nói - bọn em có liên lạc được, hai đứa đã về quê, còn lại lên Gia Lai làm tiếp”.

Bi boc lot, hai lao dong tre tron khoi bai vang

Cường và Hảo vừa thoát ra khỏi bãi vàng

Ông Nguyễn Thế Anh, Phó giám đốc Trung tâm Công tác xã hội trẻ em Quảng Nam, cho hay: “Cường và Hảo chạy trốn vào nhà dân, may mắn được gặp chị Văn, cán bộ chuyên trách trẻ em của xã Tiên Thọ. Khi hai đứa hỏi đường về Tam Kỳ, chị Văn dò hỏi, nó mới kể, thế là chị Văn giữ lại, cho ăn uống, thay áo quần, rồi báo ngay cho công an xã.

Sau đó, Công an huyện và Phòng LĐ-TB-XH huyện đã đưa hai em xuống đây. Khi gặp mọi người, hai đứa da mặt xanh lét vì sợ hãi, Hảo bị sốt cao. Tôi đã cho bộ phận y tế khám bệnh, cho thuốc, rồi liên lạc với gia đình các em. Mẹ các em ngoài quê mong muốn đưa về ngay, vài ngày nữa, các em bình phục hoàn toàn, chúng tôi sẽ tạo điều kiện cho về”. “Hai lao động này tuổi không còn nhỏ nữa?”.

“Không - ông Anh nói - cứ nhìn là biết ngay khai không đúng tuổi, còn non nớt lắm. Tôi lạ gì cái trò khai gian tuổi của các chủ bãi vàng, bao lần cùng cơ quan chức năng vào kiểm tra, truy quét, đều có giấy chứng nhận, đứa trẻ nhìn như đang học lớp 9 mà tuổi thì 19. Các chủ bãi ranh ma, trước khi đưa trẻ em các nơi vào làm, họ làm hợp đồng lao động, ghi tuổi từ 17 trở lên, mà làm chuyện này thì quá dễ, họ có “chân rết” ở các địa phương, dụ dỗ gia đình khai gian để đi làm “có tiền triệu”.

“Bỏ nhỏ” chính quyền sở tại làm tờ xác nhận 15 tuổi lên 18 tuổi là chuyện thường. Mà đã vậy, thì mình bó tay, chỉ có cách phạt họ bóc lột sức lao động”. “Chính quyền bất lực trong quản lý chuyện này?”. “Rất khó. Truyền thông, báo chí phải mạnh mẽ, cảnh báo liên tục cho người dân ở các nơi đừng nghe lời dụ dỗ của các chủ bãi vàng, rồi bà con vùng bãi vàng và lân cận cũng cần đề cao cảnh giác, thấy có dấu hiệu bóc lột sức lao động là báo ngay”.

Mấy chục năm qua, chuyện người lao động, trong đó có bị bóc lột, lừa phỉnh, đánh đập tại các bãi vàng khai thác trái phép ở Quảng Nam trở nên nhàm chán, bởi không bao giờ dẹp hết được. Ông Bùi Quang Minh, Chủ tịch UBND xã Tam Lãnh, than: “Khổ lắm, quản sao nổi. Khu vực bãi vàng thuộc núi Kẽm, nằm trong địa phận quản lý của Công ty Vàng Bồng Miêu, nhưng hơn 10 tháng qua, công ty này vẫn chưa hoạt động trở lại. Diện tích khai thác 365 ha, núi rừng hiểm trở, phức tạp, không vào hầm được, xã sao làm nổi, có đẩy đuổi rồi họ cũng quay trở lại”.

 Trung Việt

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI