Xác phàm

30/07/2014 - 09:51

PNO - PNO - Xác phàm (NXB Trẻ) là tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Nguyễn Đình Tú - tái hiện năm tháng chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979.

edf40wrjww2tblPage:Content

Mở đầu tác phẩm là nhân vật Nam được Việt - người bạn thân, cùng là con liệt sĩ đưa sang một nước trong khối Asean phẩu thuật chuyển giới. Trên bàn giải phẫu, những hồi ức lần lượt tái hiện, được kể bởi những hồn linh đã trú ngụ trong xác phàm của Nam làm người đọc hiểu thêm hơn về những trận đánh đẫm máu tại các địa danh như cửa khẩu Quốc Môn, pháo đài Cảnh Giác, Đồn Tả, Đồn Hữu và thị xã Vùng Biên…
Nói cách khác là thần thức người cha hy sinh đã nhập vào Nam khiến anh có thể kể lại mười một ngày chiến đấu đã qua. Và đến khi tìm được hài cốt người cha, thần thức người cha được giải thoát, Nam chỉ còn xác phàm. Đó là câu chuyện bề ngoài đề dẫn dắt vào chuyện chính là cuộc chiến đấu.

Xac pham

Thông qua các nhân vật, nhà văn xoáy quanh về ý thức của quân dân khi chiến tranh xẩy ra: “Cả một ngày trôi qua trong mịt mù khói lửa và những tiếng nổ gầm rít. Mỗi khi dừng tiếng súng, đồng chí đồn phó lại chỉ đạo cho từng tốp nhân dân chui sâu xuống lòng đất, tìm tới đường hầm dẫn ra phía nhà ga xe lửa. Hãy để người dân rút trước, còn bộ đội ở lại chiến đấu và rút sau. Nhưng chỉ có vài tốp dân thoát ra được theo đường hầm đó thôi. Quân Khợ đã tràn ngập thị trấn Quốc Môn rồi và chúng đổ cả tấn thuốc nổ xuống miệng hầm, đánh sập luôn nhà ga, bịt lối ra của những người trong Pháo đài. Khi Bố Anh dẫn hơn chục chiến binh từ Đồi Hữu về thì các cuộc tấn công của bọn Khợ tạm thời dừng lại. Pháo đài vẫn trụ vững trong tư thế bốn bề thọ địch. Vẫn còn dân kẹt lại trong Pháo đài. Tới vài chục, cả người già, phụ nữ và trẻ em. Bố Anh họp tất cả lại và bảo: “Không còn cách nào khác, vừa chiến đấu vừa tìm cơ hội rút, hễ rút được thì ưu tiên cho dân rút trước. Bộ đội sẽ ở lại chiến đấu đến cùng, nếu có chết thì cũng sẽ làm ma bảo vệ Pháo đài”. Nhưng không phải người dân nào cũng sẵn sàng rút lui. Nhiều người trong số họ muốn ở lại chiến đấu cùng với bộ đội".

Các nhân vật Bố Anh - cha Việt, Bố Em - cha Nam, ông Hạng, trưởng bản người Tày, chị mặc áo thiên thanh, em Lõi, cậu anh nuôi 19 tuổi… những người gặp ngẫu nhiên đã tự nguyện họp thành đơn vị chiến đấu bảo vệ từng tấc đất Tổ quốc. Điều thú vị là phần cuối tiểu thuyết Xác phàm còn có Văn bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hiến dâng đời mình cho Tổ Quốc:

Hôm nay
Chúng tôi, những đồng đội từng một thời nằm gai nếm mật với các anh
Trước tấm bia công tích
Xin cúi lạy vong linh các liệt sĩ anh hùng

Lễ bạc, lòng thành
Mấy dòng tưởng niệm...
Uống nước nhớ nguồn, chốn dương trần đồng bào, đồng đội mãi tri ân
Tổ quốc ghi công, nơi chín suối liệt sĩ ngậm cười yên giấc ngủ

Nhà văn Nguyễn Đình Tú cho biết trước khi viết Xác phàm, anh đi thực tế rất nhiều, đặc biệt là cung đường biên giới gồm các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Quảng Ninh... để làm nên không gian của tiểu thuyết.

H.V

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEnhanvattacphamvi /strCate=nhanvattacpham

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEvandevi /strCate=vande

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEsangtacvi /strCate=sangtac

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATErubikvanhoavi /strCate=rubikvanhoa
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEvanhoavi /strCate=vanhoa