Xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT: Đánh đố nghệ sĩ

03/10/2014 - 13:48

PNO - PNO - Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú (NSND, NSƯT) vừa được Chính phủ ban hành có hiệu lực từ 15/11/2014 bị cho là thiếu thực tế, cứng nhắc.

edf40wrjww2tblPage:Content

Phải có huy chương mới có danh hiệu

Dù đã có một số thay đổi nhưng nhưng tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT theo quy định mới vẫn bị coi là “đánh đố” các nghệ sĩ tài năng. Cụ thể, bên cạnh các quy định như phải có đủ các tiêu chuẩn về trung thành với tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, tài năng nghệ thuật xuất sắc, tiêu biểu cho ngành nghề nghệ thuật, có uy tín nghề nghiệp, được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ…, nghệ sĩ muốn được xét tặng danh hiệu NSND phải có 20 năm hoạt động chuyên nghiệp trở lên (riêng đối với các loại hình múa, xiếc thì 15 năm trở lên). Ngoài ra, phải đã được phong tặng danh hiệu NSƯT và có ít nhất 2 giải vàng quốc gia sau khi có danh hiệu này.

Đối với NSƯT, tiêu chuẩn về nghề nghiệp cũng như NSND, nhưng thời gian hoạt động nghệ thuật là 15 năm trở lên (với xiếc, múa là 10 năm trở lên), có ít nhất 2 giải vàng quốc gia hoặc một giải vàng cùng hai giải bạc quốc gia.

Các giải vàng, bạc ở đây được hiểu là các giải Bông sen vàng, bạc tại các Liên hoan phim Việt Nam hoặc huy chương vàng, bạc tại các cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật toàn quốc do Bộ VH-TT-DL tổ chức.

Mỹ Linh, Hồng Nhung: còn lâu mới có danh hiệu

Xet tang danh hieu NSND, NSUT: Danh do nghe si
Không tham gia các kỳ liên hoan, hội diễn, một ca sĩ như Mỹ Linh sẽ chẳng có cơ hội nào để được trao danh hiệu,
trừ khi được xét đặc cách - lại là một câu chuyện dài khác.

Nhận xét về tiêu chí xét tặng danh hiệu, một nghệ sĩ nổi tiếng chán nản cho rằng báo chí, nghệ sĩ đã lên tiếng nhiều rồi, nhưng quy định vẫn rất cứng nhắc. Thực tế, cứ bắt phải có “vàng” thì mới có NSƯT, NSND là rất bất cập. Ca sĩ Mỹ Linh, Hồng Nhung, Trọng Tấn… nổi tiếng và cống hiến cho nghệ thuật từ bao nhiêu năm nay, giọng hát chẳng ai phủ nhận là hay, đẳng cấp, nhưng không tham gia một hội diễn nào thì lấy đâu ra huy chương vàng cho đủ tiêu chuẩn mà xét tặng danh hiệu?

“Đã quy định “có tài năng nghệ thuật xuất sắc, tiêu biểu cho ngành nghề nghệ thuật, có uy tín nghề nghiệp, được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ” thì liệu có cần phải cứng nhắc là 20 năm cống hiến với 2 giải vàng nữa hay không?” - nghệ sĩ này đặt câu hỏi.

Một đạo diễn là NSND cũng cho rằng, tiêu chí tưởng chuẩn nhưng hóa ra lại chưa chuẩn. Có thể có những người được nhiều huy chương vàng hoặc bạc nhưng lại không có ảnh hưởng đến khán giả. Huy chương đôi khi chỉ là may mắn trong một hội diễn, NSND, NSƯT phải là những người có tầm ảnh hưởng trong xã hội chứ không phải chẳng ai biết tên anh là gì.

“Giải thưởng chỉ nên mà một điều kiện để xét tặng danh hiệu chứ không phải cứ có vàng, có bạc mới được công nhận NSND hay NSƯT. Những tiêu chuẩn như tài năng nghệ thuật xuất sắc, uy tín nghề nghiệp, được đồng nghiệp và nhân dân yêu mến… mới chính là tiêu chuẩn đích thực" - vị NSND nhấn mạnh.

“Rùng mình” khi nghĩ đến hội diễn

Huy chương không chỉ là nỗi buồn của các nghệ sĩ tự do mà còn là sự lo lắng của các đoàn nghệ thuật nhà nước. NSƯT, nhạc sĩ Quang Vinh, Giám đốc Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam tâm sự, mỗi khi nghĩ đến hội diễn hay liên hoan là tôi thấy “rùng mình”. Theo ông, vì là đoàn nghệ thuật trung ương nên đi thi thì phải có huy chương để sau này có xét tặng danh hiệu.

“Đem quân triều đình đấu với quân địa phương mà không có giải thì xấu hổ” - ông Vinh nói. Và thế là các nhà hát phải đua nhau đầu tư vài trăm triệu, thậm chí hàng tỷ cho tiết mục của mình để có giải, trong khi tiết mục đoạt giải bán vé không ai xem. “Đã đến lúc chúng tôi phải nhìn nhận cái gì là cần thiết cho anh em để chuyển hướng đi của mình” - nhạc sĩ Quang Vinh tâm sự.

Ông Nguyễn Thế Vinh - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam cũng tâm sự giải thưởng trong các hội diễn với thị hiếu của khán giả không ăn khớp nhau. Sự không ăn khớp này làm cho các đoàn nghệ thuật rất khổ khi dựng vở để đoạt huy chương thì lại không nhận được sự chào đón của khán giả. Chính vì thế, mới có chuyện không ít vở kịch, tiết mục giành hết giải này đến giải khác trong những kỳ liên hoan, hội diễn nhưng công chúng lại không biết đến. Sân khấu thời gian gần đây đã chứng kiến không ít vở diễn, chương trình đoạt huy chương, nhưng sau đó không lâu vở diễn đã nhanh chóng chìm vào quên lãng...

DUNG NHI

Lờ mờ tiêu chí quy đổi giải thưởng

Tiếp thu những ý kiến đóng góp, trong nghị định mới ban hành, Bộ VH-TT-DL đã đưa ra một số bảng quy đổi về giải thưởng.

Cụ thể, ở lĩnh vực điện ảnh, giải Cánh diều vàng của Hội Điện ảnh Việt Nam và Huy chương vàng của Liên hoan truyền hình toàn quốc được quy đổi bằng ½ giải Bông sen vàng. Ở lĩnh vực âm nhạc, sân khấu, huy chương vàng của các hội diễn, liên hoan cấp khu vực do Bộ VH-TT-DL, các hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành hoặc của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức được tính là 2/3 huy chương vàng…

Tuy nhiên, bảng quy đổi này cũng khiến nhiều người bức xúc vì “không giống ai”. Một đạo diễn sân khấu lên tiếng: “Tôi không hiểu nổi căn cứ vào đâu hội diễn toàn quốc mà Bộ tổ chức thì được tính là 1 huy chương, trong khi hội diễn do Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ chức thì chỉ được tính là 2/3 huy chương? Không biết có phải uy tín của hội chúng tôi chỉ bằng 2/3 của Bộ VH-TT-DL?”.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI