Phương Tây - Nga đang xích lại gần nhau

21/04/2016 - 10:21

PNO - Mối quan hệ Nga-NATO đang có những chuyển biến tích cực, cả hai đang có xu hướng xích lại gần nhau để khôi phục mối quan hệ đang bị gián đoạn.

Ngày 20/4, tại Brussels (Bỉ), Hội đồng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - Nga đã triệu tập cuộc họp đầu tiên sau gần 2 năm gián đoạn.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết ngoài việc tập trung trao đổi về cuộc xung đột tại Ukraine và một số vấn đề khác, cuộc họp còn thảo luận việc cải thiện "các cơ chế giảm thiểu rủi ro liên quan tới những hoạt động quân sự".

Phuong Tay - Nga dang xich lai gan nhau
Cuộc họp diễn ra ngày 20/4 giữ Nga và Nato

Trước đó, ngày 19/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết đối thoại Nga - NATO sẽ không dễ dàng để khôi phục lòng tin từ phía G7. Tuy nhiên, Moskva vẫn chủ trương tiếp tục đối thoại với NATO, Nga hài lòng vì cuộc đối thoại này vẫn có thể tiếp tục.

Có thể thấy, mối quan hệ Nga-NATO đang có những chuyển biến hết sức tích cực, cả hai đang có xu hướng xích lại gần nhau để khôi phục mối quan hệ bị gián đoạn 2 năm qua.

Phuong Tay - Nga dang xich lai gan nhau
Ngoại trưởng Đức luôn đề cao vai trò của Nga và mong muốn Nga quay lại G8

Cụ thể là Đức luôn mong muốn Nga sẽ quay lại G7 để cùng nhau giải quyết những khủng hoảng thế giới. Phát biểu tại hội nghị ngoại trưởng G7, nhà ngoại giao hàng đầu của Đức hy vọng rằng, nhóm G7 có thể một lần nữa trở thành G8 với việc kết nạp thêm Nga.

Hãng thông tấn Đức DPA dẫn lời ông nói: "Tôi muốn hình thức G7 không kéo dài và chúng ta đưa ra các điều kiện để mang nhóm G8 trở lại".

Ông nhắc lại rằng, thực tế đã chứng minh, trong thời gia qua, không một cuộc xung đột quốc tế lớn nào có thể giải quyết nổi nếu thiếu Nga, đồng thời ghi nhận những đóng góp tích cực của Moscow trong tiến trình khắc phục cuộc khủng hoảng Syria.

Phuong Tay - Nga dang xich lai gan nhau
Lãnh đạo của G8 tại khu nghỉ dưỡng

Năm 1999, Nga gia nhập nhóm các nền kinh tế hàng đầu thế giới gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Italy, Pháp, Canada và Anh, để G7 đổi thành G8.

Đến tháng 3 năm 2014, khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào lãnh thổ của mình và cuộc nội chiến ở nước láng giềng bùng lên ở Donbass, các đại diện của Câu lạc bộ G8 đã quyết định không tham gia hội nghị thượng đỉnh của khối ở Sochi, mà chuyển sang họp ở  Brussels.

Lãnh đạo các nước G7 khi đó tuyên bố rằng không muốn “ngồi chung mâm” với Nga cho đến khi lãnh đạo Nga thay đổi chính sách của mình đối với Crimea (trao trả Crimea cho Ukraine).

Sau khi cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine bùng phát hồi đầu năm 2014, NATO đã quyết định hủy bỏ cơ chế hợp tác quân sự và dân sự với Nga, dù vẫn để ngỏ khả năng duy trì đối thoại chính trị tại Hội đồng Nga - NATO và ở cấp đại sứ hoặc cấp cao hơn trong mức độ cần thiết.

Phuong Tay - Nga dang xich lai gan nhau
NaYO khôi phục mối quan hệ với Nga vào năm 2015

Tuy nhiên, hoạt động của cơ quan này đã bị gián đoạn sau cuộc họp cuối cùng vào tháng 5/2014. Tháng 12/2015, Tổng Thư ký NATO tuyên bố tổ chức này đã thông qua quyết định khôi phục lại hoạt động của Hội đồng Nga - NATO.

Khánh Ly

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI