Mang niềm vui đến với trẻ em vùng nghèo

06/09/2016 - 09:01

PNO - Trong hai ngày 2-3/9, báo Phụ Nữ phối hợp với đoàn công tác xã hội Tổng công ty Điện lực TP.HCM trao 200 suất quà cho làng Canh Giao và ba làng K’Bông, làng Chờm, làng Cát

Trong hai ngày 2-3/9, báo Phụ Nữ phối hợp với đoàn công tác xã hội Tổng công ty Điện lực TP.HCM trao 200 suất quà gồm nhu yếu phẩm, dụng cụ học tập… cho 200 gia đình nghèo, các điểm trường mầm non, tiểu học tại làng Canh Giao (xã Canh Hiệp) và ba làng K’Bông, làng Chờm, làng Cát (xã Canh Liên, H.Vân Canh, tỉnh Bình Định) với tổng kinh phí trên 120 triệu đồng. Sáng 2/9, từ trung tâm H.Vân Canh, đoàn chia làm hai nhóm đi về làng Canh Giao, xã Canh Hiệp và làng K’Bông, xã Canh Liên.

 Đoàn xe đi Canh Giao phải qua bốn con suối, nhiều đèo dốc mới tới được ngôi làng giữa rừng già. Làng hơn 51 hộ dân thì có tớ i 48 hộ nghèo, gần như cô lập với bên ngoài. Trong bốn tiêu chí điện, đường, trường, trạm, thì làng mới chỉ có trường học.

Phía ngược lại, một xe tải nặng đưa hàng hóa và 22 người vượt đường núi đến với cổng trời Canh Liên ở độ cao 1.500m so với mực nước biển. Từ trung tâm H.Vân Canh, đoàn băng qua con đường xẻ núi dài hơn 30km, quanh co uốn lượn, một bên vự c sâu, một bên vách núi cao, để tới làng K’Bông cách trung tâm xã Canh Liên 15km.

Ngày Quốc khánh năm nay, bà con K’Bông vui hơn vì có đoàn thiện nguyện đến. Bà con cùng người trong đoàn dọn dẹp vệ sinh quanh nhà rông chuẩn bị cho chương trình trao quà ngày hôm sau. Về chiều, đoàn ngẫu hứng cắt tóc cho trẻ em trong làng. Đêm dưới mái nhà rông, bếp lửa bập bùng cùng lời ca tiếng hát.

8g30 ngày 3/9, việc trao quà mới chính thức diễn ra nhưng bà con tập trung từ rất sớm ở nhà rông làng K’Bông. Đi theo bố mẹ, ông bà, bé Đinh Thị Thơ (sáu tuổi) cười tươi rói khi nhận được gấu bông, bong bóng và bánh kẹo. Đó là những món quà hiếm khi em được nhìn thấy. Các bé còn vui hơn khi ngày khai giảng tới có được áo quần, tập vở mới.

Mang niem vui den voi tre em vung ngheo
Đối với trẻ vùng cao, các món đồ chơi như thú nhồi bông, bóng bay, bánh kẹo là những thứ xa xỉ hiếm khi được nhận

Bé Đinh Hà (lớp 4, điểm trường tiểu học K’Bông) cười nói: “Mẹ nói, hôm nay theo mẹ nhận quần áo mới, tập vở, bút chì, bút viết, bút màu… Ngày khai giảng con có quần áo đẹp đến trường, con vui lắm”.

Nhà chị Đinh Thị Thơm có bốn con, lớn nhất đang theo học Cao đẳng Sư phạm ở Hà Nội, ba đứa nhỏ học bán trú tại huyện. Hai vợ chồng chị Thơm, ngoài việc cày cuốc trên phần đất ít ỏi của gia đình còn phải làm thuê để có thêm tiền trang trải cuộc sống và cho con ăn học. “Mừng lắm, có được chừng này gạo, đường, dầu ăn, quần áo, mùng mền, còn cả tập vở cho tụi nhỏ nữa, tháng này không lo thiếu ăn. Mấy đứa nhỏ có đồ mới mặc đến trường, có mền ấm rồi. Trên này, mùa lạnh buốt lắm”, chị Thơm nói.

Cùng cậu em họ đến nhận quà, chị Đinh Thị Mai (33 tuổi) nói: “Sáng nay dậy sớm, để con cho chồng rồi tới đây liền. Nhà mình có bốn khẩu, hai cháu đi học, vợ chồng mình làm nương. Bữa nay được nhận 10kg gạo, mấy bộ quần áo, đồ dùng cho mấy đứ a nhỏ nữa”.

Trong ngày vui chung của bà con ba làng K’Bông, làng Chờm, làng Cát, trưởng làng K’Bông Đinh Văn Tân, cho biết: “Làng K’Bông có 87 hộ dân với 332 nhân khẩu, ai cũng được nhận quà. Không điện, không nước sạch, người dân làm rẫy, mấy năm nay mới bắt đầu trồng rừng nên đời sống bà con còn nhiều vất vả. Sự hỗ trợ từ đoàn từ thiện của báo Phụ Nữ, đoàn công tác xã hội Tổng công ty Điện lực TP.HCM là nguồn động viên đối với bà con”.

Làng K’Bông có gần 70 em trong độ tuổi đi học, nhưng chỉ có 40 em đủ điều kiện đến trường, các em khác nghỉ học vì nhiều lý do. Điểm trường K’Bông có gần 30 em đang học mầm non và tiểu học (lớp 5 chuyển ra học bán trú tại xã Canh Liên).

 Ông Tân nói: “Làng K’Bông giờ đã có em đi học Đại học An ninh, Đại học Y dược, nhiều em học bán trú tại huyện, học nội trú tỉnh… Bà con giờ chăm lo cho con em tới trường hơn trước, một phần nhờ đời sống cải thiện, phần khác là nhờ những nhà hảo tâm thường xuyên động viên các em”.

Hơn 10 năm gắn bó với công tác thiện nguyện, anh Nguyễn Văn Minh (54 tuổi), đoàn công tác xã hội Tổng công ty Điện lực TP.HCM chia sẻ, đây là lần thứ hai anh trở lại nơi này: “Đời sống bà con vẫn còn khó khăn, khổ nhất là nước sạch chưa có, điện cũng chưa. Cái nghèo vẫn còn đó nhưng tinh thần củ a bà con đã thay đổi tố t hơn, chính bà con dân bản đã đem niềm vui tới cho người đi tặng quà”.

Thu Dịu

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI