Đặt nghệ sĩ Hàn ở ‘chiếu trên’, còn người Việt để đâu?

27/11/2019 - 19:25

PNO - Một chương trình diễn ra tại Việt Nam nhưng chính nghệ sĩ, khán giả Việt bị xem thường - văn hoá ứng xử ở đâu? Chỉ khi ta biết trọng mình mới khiến người trọng ta.

Tối 26/11, lễ trao giải Nghệ sĩ châu Á 2019 (Asia Artist Awards 2019) diễn ra tại Hà Nội. Trái với những quảng bá bóng bẩy ban đầu, sự kiện này trở thành một

Dat nghe si Han o ‘chieu tren’, con nguoi Viet de dau?
Khán giả vật vờ chờ đợi vì ban tổ chức đổi giờ diễn ra chương trình thảm đỏ

Trả lời cho những lùm xùm này, ban tổ chức (BTC) lễ trao giải (Công ty Đông Nam Media) cho biết việc vận hành chương trình còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố và bị kiểm soát hoàn toàn bởi phía Hàn Quốc. Họ luôn khắt khe và đặt yêu cầu dành cho nghệ sĩ K-Pop lên hàng đầu. 

Dat nghe si Han o ‘chieu tren’, con nguoi Viet de dau?
Theo lý giải của BTC, sự kiện bị chi phối bởi phía Hàn Quốc. Nghệ sĩ Hàn phải được đặt lên hàng đầu.

Sự chờ đợi, háo hức của khán giả Việt với lễ trao giải Nghệ sĩ châu Á 2019 đã trở thành nỗi thất vọng tràn trề khiến không ít người bỏ về trong khi chương trình vẫn đang diễn ra. Khán giả vẫn chưa nhận được lời xin lỗi thì lại tiếp tục hứng thêm gáo nước lạnh từ những lý giải hết sức vô lý và thiếu trọng thị của BTC. 

Đó là lời giải thích không thể chấp nhận. Người Việt nhận sự ghẻ lạnh, bị phân biệt đối xử trên chính quê hương mình, trong sự kiện do một nhà tổ chức Việt Nam đưa về, điều này có bình thường? Trong khi đó, để đến tham dự sự kiện này, khán giả phải bỏ từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng để mua vé. 

Dat nghe si Han o ‘chieu tren’, con nguoi Viet de dau?
Quốc Trường, Bảo Thanh và Bích Phương bị xếp ngồi ở góc, nhường vị trí trung tâm cho nghệ sĩ Hàn.

Mỗi quốc gia có nền văn hoá riêng, nhưng ý thức về sự tôn trọng luôn được đặt lên hàng đầu. Khách đến nhà, khách được chào đón. Nhưng khách đến nhà cũng phải tôn trọng, kính nể gia chủ. Văn hoá ứng xử đẹp chỉ tồn tại khi cán cân cho đi và nhận lại đạt được sự cân bằng. Chỉ khi ta biết trọng mình mới khiến người trọng ta.

Trong show diễn tại Hàn Quốc, Mỹ Tâm cũng phải tập nói tiếng Hàn, thậm chí chuyển lời bài hát sang tiếng bản địa để giao lưu cùng khán giả. Trên sân khấu Hoa hậu Hoàn vũ 2018, sau khi được gọi tên vào top 20, mỗi cô gái đều chắp tay cúi chào và nói lời cảm ơn bằng tiếng Thái - ngôn ngữ của quốc gia đăng cai tổ chức mùa giải năm đó. Thậm chí, H’Hen Niê phải học nhiều câu giao tiếp để có thể thể hiện thiện chí với người dân bản địa… Vậy có lý do gì để người Việt bị xếp “chiếu dưới” ngay trên chính quê hương mình?                                                                                                               

Lễ trao giải Nghệ sĩ châu Á 2019 không còn là vấn đề chuyên nghiệp hay không của một đơn vị tổ chức, mà cho thấy một lỗ hổng lớn về văn hoá ứng xử. Vì thế, BTC thà đừng lên tiếng, còn hơn!

Trung Sơn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI