Tiếng hát truyền hình 2013: Nhàm chán!

02/12/2013 - 20:03

PNO - PN - Đã bước vào đêm chung kết loại trực tiếp tối 29/11 và chỉ còn vài đêm nữa là kết thúc, nhưng cuộc thi Tiếng hát truyền hình (THTH) 2013 gần như không để lại chút ấn tượng nào. Đó là điều không nằm ngoài dự đoán khi sự...

edf40wrjww2tblPage:Content

Trong 39 thí sinh (TS) vào vòng bán kết THTH 2013, nhiều TS từng ghi dấu ấn, đoạt giải ở các cuộc thi khác: Nguyễn Hải Đăng - giải Nhất cuộc thi Tuyển chọn giọng hát hay trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM 2007, Đỗ Thị Phương Diệp - giải Nhất Sao mai Tiếng hát truyền hình Tuyên Quang 2009, Phạm Trung Kiên - giải Nhất cuộc thi Tiếng ca học đường 2010, Bùi Hoàng Nam Đức Anh - Quán quân cuộc thi Be a star 2011, Hà Thế Dũng - giải Nhất cuộc thi Giọng hát hay nhạc nhẹ của Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM 2012, Vũ Minh Trang - giải Khuyến khích THTH 2012, Nguyễn Thành Nhân - Chung kết cuộc thi Sao mai 2013, Phạm Thanh Trúc - Top 16 cuộc thi Giọng hát Việt năm 2013… Ở một góc độ nào đó, điều này cho thấy chất lượng TS không phải là vấn đề của cuộc thi. Cũng không hẳn cuộc thi năm nay không có điểm mới nào, nhưng tiếc là những điểm đổi mới như khuyến khích TS thể hiện thêm tài năng khác ngoài ca hát, có phần thi song ca thay vì chỉ đơn ca như các năm… lại không phải là đổi mới đủ để vực dậy cuộc thi.

Tieng hat truyen hinh 2013: Nham chan!

Những điểm đổi mới vẫn không thể vực dậy sức hấp dẫn, hiện đại cho Tiếng hát truyền hình 2013

Sự dàn dựng các tiết mục vẫn cũ kỹ: TS hát ca khúc Tre Việt Nam thì trên sân khấu các diễn viên múa minh họa vác tre chạy qua chạy lại; TS hát về bộ đội thì có một dàn vũ công xếp hàng mặc áo bộ đội, đội nón tai bèo di chuyển chậm rãi phía sau… - đều là những hoạt cảnh từng có trên sân khấu của hàng chục năm trước. Không những thế, sự cũ kỹ còn nằm ở kết cấu và cách chọn ca khúc. Ca khúc đã cũ, bản phối cũng không mới, cách thể hiện của TS thì gần như chỉ cố gắng sao cho giống đàn anh đàn chị từng thể hiện thành công ca khúc đó. Tất cả những điều đó đã khiến TS không thể bộc lộ được cá tính âm nhạc rõ nét, nếu không muốn nói là chỉ trở thành một bản sao bị lỗi nào đó của thế hệ ca sĩ đi trước. MC của cuộc thi lại lấp vấp, cách dẫn khô cứng và thiếu sự tương tác.

Là một cuộc thi có thâm niên cao nhất trong các cuộc thi hát của Việt Nam, nên không quá khó hiểu vì sao THTH mang áp lực lớn trong việc giữ gìn bản sắc. Một biểu hiện rõ nét nhất của việc giữ bản sắc này là nói không với ca khúc tiếng Anh, dù bản chất của cuộc thi không hề phụ thuộc vào việc đó là ca khúc mang ngôn ngữ gì mà nằm ở sự điều tiết của những người tổ chức lẫn cảm xúc mà TS mang lại. Nói một cách khác, dường như BTC cuộc thi THTH đang đánh đồng việc giữ gìn bản sắc với duy trì sự lạc hậu, cũ kỹ đến mức nhàm chán.

Hoặc, cũng có thể, với BTC cuộc thi THTH, đây là một sân chơi riêng biệt, nên không cần đặt các sân chơi khác như Giọng hát Việt, Vietnam Idol… làm đối trọng để kịp đổi mới. Hậu quả là, những nhân tố bước ra từ THTH, dù đoạt giải hay không cũng chìm hút trong thị trường âm nhạc Việt Nam. Vậy thì, với một sân chơi không hề có vai trò gì, không góp phần gì trong đời sống âm nhạc hiện nay, có nên suy nghĩ về sự tồn tại của nó?

 Vũ Minh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI