22.000 phụ nữ, trẻ em mất tích - Kỳ 2: Từ bi kịch đến… thảm kịch

20/11/2014 - 07:46

PNO - PN - B.T.T.S. (SN 1986) và T.T.L. (SN 1988, cùng ngụ huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh) là hai nạn nhân làm đơn tố cáo đầu tiên để từ đó công an tỉnh Tây Ninh xác lập chuyên án mua bán người mang bí số 2PN814. Chuyên án này dù đã khép lại nhưng...

edf40wrjww2tblPage:Content

22.000 phu nu, tre em mat tich - Ky 2: Tu bi kich den… tham kich 

Nạn nhân T.S.

Phía sau chuyên án 2PN814

Chiều 3/11, ngay sau khi chuyên án 2PN814 vừa khép lại, chúng tôi có mặt tại tỉnh Tây Ninh. Qua điện thoại, T.S. - nạn nhân đầu tiên làm đơn tố cáo đường dây mua bán người nói trên cho biết, cô đang trong giờ làm việc tại một công trình xây dựng ở KCN Phước Đông. T.S. đợi chúng tôi ở đó với nét mặt vui đến bất ngờ, dù từ sáng đến chiều cô phải "quay" như chong chóng lo nấu ăn cho gần 40 người. Ngay sau khi chúng tôi mở lời đưa T.S. về nhà ở cách đó gần 4km, cô chủ động trò chuyện trên tinh thần… “đời em không còn gì có thể khổ hơn”. Thay vì bắt đầu từ khi bị lừa bán sang Trung Quốc (TQ), T.S. lại nói về quá trình cô chạy trốn ra sao. Có lẽ thời điểm ấy chưa bao giờ T.S. quên được.

Tháng 2/2014, cô gái trẻ măng tên Ánh “áp giải” một phụ nữ dáng người đầy đặn đến thành phố Nam Ninh (tỉnh Quảng Tây, TQ) và bàn giao cho hai người TQ. Không chút lo sợ và cũng chẳng hề nở một nụ cười, người phụ nữ kia theo những người lạ lên xe đi tiếp, đó chính là T.S. Lý do cô bình thản là vì trước đó Ánh “rỉ tai” có một gia đình TQ giàu có đang tìm vợ cho con. Do vừa ly hôn với người chồng cờ bạc, T.S. nhận lời Ánh trong tâm trạng “vơ đũa” chán ghét tất cả đàn ông Việt.

Nhưng, sự bình thản của T.S. không giữ được lâu. Sau gần hai giờ ngồi xe, cô phải xuống đi bộ cùng người chồng mới gặp và chị gái của ông ta về một căn nhà nằm sát chân núi ở Lai Tân. “Em làm ruộng ở quê từ nhỏ, chân lấm tay bùn đều trải qua nhưng chưa thấy ở đâu khổ như nhà của ông chồng TQ này”, T.S. cho biết. Theo lời cô, ngày đầu tiên về nhà chồng, cô được đãi một đĩa rau rừng, một đĩa măng luộc kèm với chén cháo trắng nguội ngắt. Nghĩ là phong tục tập quán như vậy nên T.S. cũng cúi đầu ăn qua bữa rồi đi ngủ.

Sáng hôm sau, trời còn mờ sáng, người chồng TQ và chị gái đánh thức T.S. dậy ra hiệu bảo đi theo. Lần này, không phải đón tiếp nữa mà chính thức là lao động bắt buộc. Theo chân người chồng, T.S. đi hái rau rừng, mót củi. Buổi chiều hôm đó, “cô dâu” tiếp tục bị xua đi đào măng quanh các sườn đồi đến tối mới được về. Ngày hôm sau, “tập tục” này tiếp tục lặp lại nên T.S. bắt đầu sực nhớ ra những lời có cánh mà Ánh đã nói. “Sống như vậy khác nào em bị bán sang làm nô lệ”, T.S. hồi tưởng. Sau gần một tháng “làm công, không ăn lương”, T.S. bất ngờ bị trượt chân ngã từ sườn núi trong lúc đào măng. Do đi một mình nên cô phải tự bò lết về nhà.

Sau tai nạn này, gia đình “chú rể” tạm cho “cô dâu” nghỉ dưỡng thương. “Lúc đó em nghĩ đến việc liên lạc về Việt Nam nhưng mỗi khi định điện thoại cho gia đình em đều bị chị gái của chồng xua tay ngăn cản, ngày nào bà ta cũng theo dõi em từng bước”, T.S. kể. “Ông chồng này có bắt em sinh con không?”, tôi hỏi. T.S. trả lời: “Ông ta chậm chạp khù khờ lắm, lúc đó em cũng sợ lỡ có thai sẽ bị ràng buộc mãi nên nhất định không chịu”. Biết được cách nhà không xa có chợ phiên một tháng hai lần, T.S. túm áo chị chồng xin đi theo để tìm cơ hội bỏ trốn.

Trong lúc sống dở chết dở ở Lai Tân, T.S. cố gắng lục lọi trí nhớ để tìm ra một người có thể chỉ đường cho cô chạy trốn. Một tuần sau khi đi chợ về, cô sực nhớ ra trong điện thoại mang theo từ Việt Nam còn lưu số liên lạc của một cô bạn đã lấy chồng TQ hai năm trước. Bí mật gắn sim vào điện thoại, T.S. nhắn tin cho cô bạn để hỏi thăm tình hình. Bạn cô đang sống ở Chiết Giang, cách Lai Tân khoảng một ngày đường. 

22.000 phu nu, tre em mat tich - Ky 2: Tu bi kich den… tham kich

Một bộ hồ sơ bán người được chuyển phát nhanh từ miền Tây lên TP.HCM.

Trốn chạy

Cảm thấy không thể chần chừ thêm vì những vết thương ở chân sắp liền sẹo, có thể sẽ bị bắt vào rừng lao động tiếp, T.S. quyết định chạy khỏi Lai Tân trong phiên chợ lần sau. May mắn cho T.S. là phiên chợ đó, chị chồng bị cảm nhẹ nên cô hồ hởi đi chợ một mình với 1.000 nhân dân tệ đã đổi được và giấu kín từ lúc mới sang. Đúng 9g sáng, T.S. giấu tiền và điện thoại vào người rồi đi nhanh ra chợ. Tại một tiệm điện thoại, cô tranh thủ gọi lại cho người bạn và được chỉ dẫn cách hỏi đường đến Chiết Giang. Cả T.S. và bạn đều không hề biết, đó là đường vòng khiến hành trình bỏ trốn kéo dài thêm hàng ngàn kilômét.

Khoảng 9g30 ngày bỏ trốn (T.S. không nhớ chính xác - PV), T.S. bắt đầu cắm cúi đi bộ từ khu chợ phiên về hướng mà một người TQ chỉ đó là hướng đi ra bến xe để đi Chiết Giang. Suốt dọc đường, lo sợ bị bắt lại, T.S. chạy miệt mài và không ít lần ngã sõng soài. May mắn cho T.S., khi cô gần kiệt sức, một tuyến xe khách đón cô chở thẳng đến Chiết Giang. “Bạn cùng quê hẹn gặp ở ga tàu Chiết Giang để chỉ đường cho em nhưng do bị chồng ngăn cản nên hai đứa không gặp được”, T.S. kể.

Cũng tại một địa chỉ T.S. không thể xác định được ở Chiết Giang, người chồng TQ của bạn cô đã nhờ một người đàn ông tên Tường (người Việt Nam) đến chở cô ra ga tàu đi tuyến Chiết Giang - Liễu Châu với giá 500 nhân dân tệ. Ở lại Liễu Châu gần hai ngày, T.S. mới hỏi được xe đi tiếp đến Bằng Tường thị xã của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Đầu tháng 4/2014, T.S. lấy ra 50 nhân dân tệ cuối cùng trả cho một thanh niên để người này đưa cô đi đường tiểu ngạch từ Bằng Tường qua cửa khẩu Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn) chấm dứt hai tháng khổ sai vì nhẹ dạ.

Trở về làm đơn tố cáo cùng thời điểm với T.S. là T.T.L. (SN 1988) ở cách nhà T.S. chưa đầy 200m. Tình trạng bị lừa bán của L. còn đau xót hơn. Theo xác minh của trinh sát hình sự công an tỉnh Tây Ninh, cuối tháng 12/2013, L. vô tình quen biết bà Nguyễn Thị Sương (56 tuổi, ngụ huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) và được Sương động viên lấy chồng TQ. Sương dụ ngọt L. và “thay mặt” nhà trai biếu gia đình cô gái 20 triệu đồng. Sau một đám cưới chớp nhoáng ở nhà hàng Thủy Tạ Đầm Sen, Q.11, TP.HCM, L. theo chân chồng về TQ. Qua đến nơi, cô bị đánh đập tàn bạo vì người chồng thất nghiệp, bắt vợ đi làm thuê đưa tiền về cờ bạc.

Lợi dụng sơ hở của nhà chồng, L. trốn được về Việt Nam. Hai ngày trước khi PV báo Phụ Nữ có mặt ở Tây Ninh, em gái của L. cũng thông qua một đường dây môi giới trái phép để tổ chức đám cưới với một người đàn ông Hàn Quốc, bất chấp sự can ngăn của nhiều người. Cả T.S. và L. tuy đều là nạn nhân do chính Nguyễn Thị Sương lừa bán nhưng khi “giao người”, bà ta giao nhiệm vụ cho đàn em là một cô gái tên Ánh phụ trách. Chính vì vậy, rất nhiều lần bà Sương may mắn bị… bắt hụt. Chưa hết, theo xác minh của chúng tôi, bà Sương cũng chỉ là một nhánh nhỏ trong một đường dây do hai vợ chồng ở TP.HCM "đạo diễn".

Đường dây này có chân rết rải khắp các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Nai… Mỗi một phụ nữ được bán trót lọt, đối tác phía TQ, Hàn Quốc phải nộp khoản chi phí từ 200-250 triệu đồng. Để duy trì đường dây lâu dài, vợ chồng này đã thuê người thành lập cả công ty hợp tác xuất khẩu lao động, đồng thời thuê nhiều căn nhà trong các hẻm ngoằn ngoèo ở các quận vùng ven như Tân Phú, Tân Bình, quận 6… để làm lò tập kết, đào tạo các cô gái sau khi sập bẫy. Cho đến nay, chuyên án triệt phá đường dây buôn người ở Tây Ninh trên lý thuyết vẫn còn hơn 100 phụ nữ… mất tích.

 VINH QUỐC

Kỳ 3: Hàng loạt cô gái trẻ biến mất giữa thành phố

Gần 20 cô gái tuổi từ 17-24 quê ở khắp các tỉnh thành đã đồng loạt đổi sim điện thoại sau khi điểm tập kết trước khi xuất ngoại thuộc phường Phú Trung, Q. Tân Phú bị khám xét. Vì ước mơ xuất ngoại, họ xem những kẻ buôn người là ân nhân. Do vậy khi ân nhân đưa ra nguyên tắc, "nạn nhân" luôn tuân thủ
 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEgocnhinvi /strCate=gocnhin

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEdungquenhovi /strCate=dungquenho
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthoisuvi /strCate=thoisu