Giúp con biết tự vệ

24/05/2014 - 12:49

PNO - PN - Trẻ con đi học bị chúng bạn ăn hiếp, bắt nạt luôn là nỗi phiền lòng của không ít bậc cha mẹ. Có nhiều vấn đề mà phụ huynh cần quan tâm để giúp con có cách giải quyết thích hợp khi gặp phải “gấu nhí”.

edf40wrjww2tblPage:Content

Bé Hoàng đang học lớp 2, học mới được một học kỳ mà năm lần bảy lượt bị nhóm bạn siêu quậy cùng khối dọa dẫm, bắt nạt mà không dám cự lại. Quá bức xúc, lại xót con nên bố Hoàng đã gặp và mắng cho lũ "con nít giặc" kia một trận, nhưng đâu lại vào đó”. Anh lo lắng bảo: "Con trai tôi vốn đã hiền lành, nhút nhát, nay lại càng khép mình, tự ti hơn".

Hiền ngoan là không được gây gổ, đánh nhau?

Hầu hết ai làm cha mẹ đều dạy bảo con mình phải ngoan ngoãn, hiền lành, không được gây sự, đánh nhau với các bạn. Với cách suy nghĩ đơn giản và thật thà của trẻ, chúng luôn “mặc định” là nếu đánh nhau dù với bất lý do nào cũng là hư hỏng. Do đó, khi bị nhóm bạn bắt nạt, bé luôn né tránh các cuộc ẩu đả. Hiện tượng này kéo dài sẽ khiến con bạn khó thích ứng với những mặt trái của xã hội.

Trong quá trình giáo dục trẻ, cha mẹ cần phải hình thành cho con những phẩm chất cần thiết để giải quyết các va chạm, xung đột mà con mình gặp phải. Những phẩm chất như ngoan ngoãn, thật thà là tốt nhưng thể hiện phải đúng lúc, đúng cách, phù hợp với đối tượng. Trước tình huống bị người khác bắt nạt, dọa dẫm, trẻ cần phải mạnh mẽ, bản lĩnh để làm cho kẻ gây sự phải tránh xa và không gây tổn thương cho mình.

Giup con biet tu ve

Đừng lấy mất cơ hội tự vệ của con

Bé nhà bạn không tự giải quyết được những xung đột do nhóm gây sự cũng có thể là do cha mẹ đã “úm” con quá cẩn thận. Trong cuộc sống, bé có thể thỉnh thoảng vẫn gặp những va chạm, tranh chấp giữa các nhóm bạn. Nhưng cha mẹ đã “vội vàng” xử lý giúp con mà không chú ý đến việc hướng dẫn chúng cách tự vệ khi gặp những chuyện tương tự. Đồng thời, sống trong môi trường gia đình, trẻ chỉ quen với cách ứng xử hòa thuận, ấm áp tình yêu thương, không có "dịp" chứng kiến cách cha mẹ và người lớn “đấu tranh” để bảo vệ mình. Hoặc cha mẹ nghiêm khắc quá, thường xuyên cấm đoán, răn đe con cũng khiến chúng thiếu ý chí, không thể tự mình giải quyết những trở ngại gặp phải. Do đó, trẻ thiếu luôn tinh thần “chiến đấu” để đảm bảo sự an toàn cho bản thân và luôn chờ đợi “cầu cứu” sự giúp sức từ người khác.

Khích lệ con luôn tỏ ra mạnh mẽ

Trước hết, hằng ngày cha mẹ hãy giao cho con những việc làm phù hợp với năng lực và lứa tuổi. Luôn giáo dục cho con tư tưởng làm việc gì cũng phải đến nơi đến chốn. Đồng thời, cha mẹ phải động viên, khen ngợi kịp thời khi con hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chẳng hạn “con thật là mạnh mẽ khi đã thực hiện công việc đó” hay “con thật là bản lĩnh”. Bạn cũng giúp cho con nhận thấy rằng khi con đã tự tin trong cuộc sống, thì những đứa trẻ thích gây sự cũng phải “suy nghĩ” trước khi giơ nắm đấm lên dọa.

Trang bị cho con những “phương tiện” cần thiết

Hãy thuyết phục con rằng, con không thể “tay không bắt giặc” mà phải có những “vũ khí lợi hại”. Có thể bằng ngôn ngữ sắc bén để cảnh cáo bọn gây rối; hoặc là ra dáng hùng dũng, oai vệ để đối thủ phải “đắn đo” khi muốn xông vào. Có thể bạn cho trẻ tham gia học võ thuật để biết kiểm soát, làm chủ bản thân và biết ra tay đúng lúc để tự vệ chính đáng. Nhưng dù bằng hình thức nào đi nữa thì cũng phải cố gắng, không nên gây thù hằn và thương tích cho đối thủ. Đó cũng là cách giúp trẻ biết tự vệ, biết giải quyết xung đột một cách hợp lý và hiệu quả nhất.

 Lê Phạm Phương Lan

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI