Cần có cả kiêu hãnh trong đổ vỡ

03/12/2014 - 07:20

PNO - PNO - Tình cờ đọc trên mạng bức thư của một người mẹ viết cho con mình, lá thư mang tiêu đề “Xin con, đừng ghét bố”, đọc mà thấy chán ghét cách suy nghĩ của cô. Cô khổ, vì chính cô chứ không ai khác. Đó là phụ nữ hết mực...

edf40wrjww2tblPage:Content

Tình yêu và hôn nhân như một cái cây, cần có nhiều thứ để nuôi dưỡng. Nếu chỉ có đất thôi thì chưa đủ, phải cần thêm nước để lớn lên, cần ánh nắng để quang hợp, cần có gió để mang những hạt mầm gieo vào đất, cần chút xác lá khô để thêm màu mỡ… Cũng như thế, cuộc sống chung cần có trách nhiệm, tình yêu, sự quan tâm chăm sóc, hiểu biết… và cần có cả lòng tự trọng, sự kiêu hãnh trong mất mát, đổ vỡ.

Sau nhiều năm, người vợ vẫn một mình nuôi con, còn người chồng ngay sau khi cầu xin vợ tha thứ không được thì đã… chấp nhận ly hôn và cưới người khác. Người vợ cho rằng “ngày xưa còn trẻ nên nóng vội và thiếu suy xét nên mới ly hôn, thay vì giữ cha cho con, giữ chồng cho mình”. Ôi trời, hóa ra kẻ gieo bão thì vẫn có kết thúc đẹp với vợ mới con mới, trong khi người gánh chịu nỗi đau thì phải ôm hối tiếc?! Chẳng lẽ, người bị phản bội phải nên tha thứ và đón nhận người kia quay về thì mới là sáng suốt và có suy xét? Nếu không, nhiều tháng, nhiều năm sau họ vẫn còn mang niềm ân hận “giá mà ngày đó tôi không nóng nảy mà biết tha thứ”?

Can co ca kieu hanh trong do vo

Người vợ còn kể rằng chồng (cũ) rất yêu con, “yêu hơn tất cả mọi thứ trên đời” (?) Phải chăng, anh ta yêu con hơn mọi thứ trên đời, trừ một thứ là người đàn bà khác trẻ đẹp hơn mẹ nó? Anh ta chẳng cần làm gì cả, chỉ cần ký vào tờ giấy ly hôn người kia viết trong cơn “nông nổi và nóng vội”, và được đường hoàng đến với người mới, tạo lập gia đình mới mà vẫn được tiếng “yêu con hơn mọi cái trên đời”. Trước đó anh ta là nhân vật phản diện nhưng thời gian lại biến anh ta thành người chính diện trong mắt người-ở-lại-thiệt-thòi. Ơ hay… điều gì đang xảy ra vậy? Mọi thứ đảo lộn hết rồi!

Cô kêu gọi đứa con hãy mở lòng với cha. Tôi nghĩ, đó là việc làm nhân bản và tốt đẹp. Nhưng liệu đứa con có thể mở lòng không, khi nó hiểu rõ những gì cha nó gây ra cho cuộc đời mẹ con nó, khi nó nhìn thấy sự thiệt thòi của mẹ nó, chán ghét sự phản bội trơ tráo của con người, thậm chí chán ghét cả sự nhu nhược chấp nhận và vơ hết lỗi về phần mình của người mẹ? Ở đây, tôi không cho rằng khi có sự phản bội thì phải nên ly hôn, mà tùy từng hoàn cảnh và tình huống khác nhau. Nhưng điều làm tôi suy nghĩ là thái độ thành tâm của người gây ra sai lầm. Chẳng lẽ họ sống nhanh đến mức không thể dừng lại để phân tích những gì đã xảy ra và đưa ra phương án cho tương lai? Chỉ cần người kia không tha thứ và đòi ly hôn là họ “chiều ý” luôn? Thật đơn giản quá!

Can co ca kieu hanh trong do vo

Tôi từng đọc một câu chuyện rất cảm động của một người đàn ông. Vì sự cũ mòn và nhàm chán trong hôn nhân, sau khi có con và ổn định nhà cửa, sự nghiệp cũng là lúc anh ta phải lòng một người đàn bà khác. Rồi vợ anh phát hiện ra, chị cương quyết ly hôn mặc cho chồng van xin tha thứ. Anh đau đớn và ân hận kinh khủng sau quyết định của tòa án. Chị dọn đi khỏi căn nhà chung của 2 vợ chồng mà không đợi đến khi phân chia tài sản, thuê căn phòng trọ ở với con gái. Mỗi ngày chị vẫn làm việc và đưa đón con đi học, vừa lo cơm nước… vất vả trăm bề nhưng lòng vẫn sắt đá, không lung lay trước thái độ hối lỗi của anh, dù lần nào anh đến cũng thấy mắt chị sưng húp. Chị vẫn tạo cơ hội cho anh gặp gỡ con gái, đưa con đi chơi… nhưng tuyệt nhiên anh không thể tiếp cận với chị. Anh biết mình đã phạm sai lầm nghiêm trọng đến mức nào nên ngay sau đó đã cương quyết cắt đứt quan hệ với người tình, mặc cho cô ta níu kéo.

Anh quyết tâm chinh phục lại vợ mình lần nữa. Anh xác định phải chứng minh cho vợ và con gái thấy anh đã biết sai và không bao giờ sai thêm lần nữa. Anh dẹp bỏ lòng tự ái và sĩ diện trước thái độ dửng dưng, lạnh lùng của chị. Dù sống ở hai căn nhà khác nhau, anh không la cà sau khi hết giờ làm mà đến trường đón con, ghé qua chợ mua sẵn thức ăn rồi ngồi chơi cùng con đợi chị về rồi lủi thủi về nhà. Hơn 5 năm sau ngày tòa án ra quyết định ly hôn, anh chị lại đến ủy ban phường đăng ký kết hôn lần nữa, cùng nhau.

Can co ca kieu hanh trong do vo
 

Cuối cùng chị đã xiêu lòng trước sự kiên nhẫn và tình yêu của anh. Họ đã bỏ lỡ một quãng đời được ở bên nhau, nhưng giờ đây họ biết chắc rằng quãng đời còn lại họ sẽ trân trọng nhau hơn và phải cố gắng sống hạnh phúc để bù đắp cả cho khoảng thời gian hơn 5 năm ấy. Nếu anh không đủ kiên nhẫn và yêu thương mà cũng vội vàng đến với người đàn bà khác như người đàn ông trong bài viết “Xin con, đừng ghét bố” thì hạnh phúc đã vĩnh viễn mất đi.

Thế nên, sự cảm thông và tình yêu cũng cần đặt đúng chỗ, với đúng người. Dù các chị có cố gắng hy sinh cho con, từ chối mọi cơ hội tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân, ở vậy để tôn thờ một kẻ chẳng đáng để mình tô vẽ và yêu thương, hay có dạy con bài học về sự hy sinh hay tình yêu bao la của đấng sinh thành thì cũng chỉ là bài học sáo rỗng, vô nghĩa. Trẻ con có thể không biết diễn đạt thành lời, nhưng chúng cũng hiểu được rằng tình yêu và trách nhiệm của người cha đối với vợ con như gia vị đường, không thể tạo thành món canh ngon miệng mà chúng muốn đón nhận, nếu thiếu đi gia vị muối: sự kiên trì và thái độ thiện chí. Chúng không thể yêu thương người cha hết lòng nếu người đàn ông ấy chỉ biết yêu chúng mà không biết quý trọng gia đình hoặc không trọn đạo với mẹ chúng. Một mái nhà chia đôi, tức là đã chia đôi cả tình yêu và giới hạn san sẻ.

PHẠM VŨ ANH THƯ


 

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEchuyennhavi /strCate=chuyennha

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEchamevaconvi /strCate=chamevacon

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtinhvalyvi /strCate=tinhvaly

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEphongcachsongvi /strCate=phongcachsong
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEhonnhangiadinhvi /strCate=honnhangiadinh