Bạn có giao vàng cho người khác?

29/05/2016 - 07:34

PNO - Chơi cùng con, quãng thời gian vàng không chỉ dành cho những đứa trẻ, mà còn là món quà quý cho tình cảm gia đình...

Tôi từng là bà mẹ không dành đủ thời gian cho con khi còn sống tại Việt Nam. Khi đó nhà tôi có người giúp việc, lại thêm một chị vú chuyên chăm sóc cho con gái nên tôi có phần ỷ lại. Buổi sáng con dậy, được chị vú lo cho ăn uống, thay đồ, lên phòng chào mẹ rồi đến trường, tính ra tôi chỉ có chừng 10 phút để ôm con và nói vài câu với con.

Chiều con được chị vú đón về, tắm rửa và chơi, đến khi mẹ đi làm về là vào bữa tối; sau bữa tối chưa kịp chơi với con thì đã đến giờ con đi ngủ, chưa kể những hôm ba mẹ có tiệc tùng bên ngoài thì khi về con đã ngủ, chỉ kịp vào phòng hôn con khi chúng ngủ say. Tôi thường thắc mắc, sao con mình quấn mẹ quá vậy, cứ hễ lúc nào thấy mẹ thì y như rằng con bám riết, đòi bế, đòi ôm, nựng nịu hôn hít, lúc đó dù có đồ chơi đẹp con cũng quăng qua để đòi mẹ. Ngày cuối tuần là con thích nhất, vì được cùng mẹ đi chợ, cùng mẹ nấu ăn và thỉnh thoảng được ba mẹ đưa đi chơi, con thường ước ngày nào cũng là ngày Chủ nhật.

Ban co giao vang cho nguoi khac?
Mai Linh học làm bánh cùng mẹ

Gia đình chúng tôi chuyển qua Pháp khi con tôi ba tuổi rưỡi, và mọi chuyện đã thật sự thay đổi. Lúc đầu chưa đi làm nên thời gian tôi dành hết cho con. Sáng dậy cùng con, đưa con đi học, chiều đón con về, cùng chơi, cùng tắm, cùng vào bếp, cùng ăn, lên giường đọc sách và cho con ngủ. Dù rằng thời gian dành cho con nhiều hơn, nhưng tôi lại thấy nhớ và “thèm” con nhiều hơn. Khoảng thời gian con đi học, mẹ ở nhà quanh quẩn với những việc vặt là lúc muốn ôm con hơn cả. Giờ tôi mới hiểu vì sao con tôi lại từng thèm mẹ đến vậy.

Ở Pháp, trẻ em được chăm chút rất đặc biệt, không chỉ việc học mà còn cả việc vui chơi. Các bé có rất nhiều kỳ nghỉ dài, cứ hai tháng một lần các bé có hai tuần nghỉ học, chưa kể các kỳ nghỉ ngắn ngày là các ngày lễ trong năm. Để đảm bảo nhu cầu của các bé, bất cứ khu vực dân cư nào cũng có khu vui chơi cho thiếu nhi với rất nhiều đồ chơi vận động phù hợp với mọi lứa tuổi, chưa kể có rất nhiều công viên, các trung tâm sinh hoạt cộng đồng và đặc biệt rất nhiều thể loại hoạt động thể chất như cưỡi ngựa, chèo thuyền, bơi lội... Rất nhiều hoạt động của trẻ nhỏ đòi hỏi phụ huynh phải tham gia với con em nên ở Pháp ngày phép của người lao động cũng khá dài, để cha mẹ có thể sắp xếp cùng hoạt động với con trong các kỳ nghỉ.

Ban co giao vang cho nguoi khac?
Bé Mai Linh và anh trai đang cho cừu ăn

Dù không phải là điều bắt buộc nhưng đa phần cha mẹ Pháp ý thức rất cao trong việc dành thời gian chơi cùng con. Các buổi tiệc, các buổi picnic vui chơi ngoài trời luôn được thiết kế sao cho con trẻ có thể tham gia, cùng làm, cùng chơi với cha mẹ và bạn bè. Đa số các gia đình Pháp không sử dụng người giúp việc, nên phần lớn công việc nhà sẽ được các thành viên trong gia đình làm cùng nhau, tạo thêm nhiều khoảng thời gian kết nối giữa cha mẹ và con cái.

Tôi từng ngồi nói chuyện với người bạn của chồng, là một chuyên gia tâm lý trẻ em. Bà nhận nuôi hai đứa trẻ mồ côi, là hai anh em gốc Phi. Tôi hỏi vì sao bà không sinh con mà lại xin con nuôi. Bà ấy nói rằng, khi còn trẻ, bà ấy không dám sinh con, vì lúc đó đang học tập, nghiên cứu, phấn đấu cho sự nghiệp nên biết rằng sẽ không có thời gian dành cho con. Đến bây giờ, khi đã có thể chủ động sắp xếp công việc bà mới dám nhận hai đứa trẻ về nuôi dạy.

Tôi nói, với nguồn lực kinh tế của bà, việc thuê người giúp việc đâu có gì là khó, họ có thể giúp mình chăm con những khi mình bận rộn. Bà đã nói với tôi: “Đó là một suy nghĩ sai lầm. Một người mẹ giàu có có thể cho con mình đủ thứ, đứa trẻ có thể được chăm sóc đến tận chân tơ kẽ tóc như hoàng tử, công chúa, nhưng bản thân đứa trẻ lại không cần những điều đó. Sự gần gũi, yêu thương từ cha mẹ là điều mà trẻ cần nhất. Quãng thời gian từ một đến sáu tuổi là kim cương và từ sáu đến 12 tuổi là vàng đối với một đứa trẻ để hình thành nhân cách, mà nhân cách thì lại bị ảnh hưởng trực tiếp từ người kề cận. Giao con cho người khác chăm sóc chẳng khác nào mình có vàng mà đem cho người khác giữ, nhẹ thì sẽ hao mòn, nặng thì sẽ bị đánh tráo”.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Khi vợ sa cơ

    Khi vợ sa cơ

    20-05-2024 06:04

    Người vợ có ham muốn, khát khao làm giàu đến đâu nữa, cũng chỉ mong đem lại sự no đủ cho chồng con.

  • Muốn con về thăm, má phải giả bị bệnh

    Muốn con về thăm, má phải giả bị bệnh

    19-05-2024 15:43

    Má tỉ mỉ làm món này món kia và chờ con gái con trai cùng các cháu về chơi, nhưng rồi lại thất vọng.

  • Có 2 bà nội, tình thương gấp đôi

    Có 2 bà nội, tình thương gấp đôi

    19-05-2024 05:48

    Thuở nhỏ, hồn nhiên, tôi hiếm khi thắc mắc vì sao ba mẹ và mình lại sống chung, gắn bó nhiều hơn với bà cả mà không phải bà ruột?

  • Nơi có nhiều đàn ông “chuẩn men”

    Nơi có nhiều đàn ông “chuẩn men”

    18-05-2024 12:28

    Số vụ lừa tình, lừa tiền, quấy rối trực tuyến tại Việt Nam tăng 70% so với năm trước. Cứ 10 nạn nhân bị thì có 9 người là phụ nữ.

  • May mà có hàng xóm, mẹ tôi thoát hiểm

    May mà có hàng xóm, mẹ tôi thoát hiểm

    18-05-2024 06:08

    Tôi an lòng khi sống ở hẻm nhỏ, nhà nghèo mà giàu tình thương.

  • Những mùa mưa ngang qua

    Những mùa mưa ngang qua

    17-05-2024 17:50

    Mưa vẫn là cách đơn giản và thân thuộc giúp cho mọi buồn phiền thất vọng, khổ sở có thể thỏa thuê trôi đi trong làn nước.

  • Hơn 30 tuổi vẫn bị mẹ kiểm soát

    Hơn 30 tuổi vẫn bị mẹ kiểm soát

    17-05-2024 10:43

    Mẹ Dung biến một phụ nữ ngoài 30 thành đứa trẻ. Chính xác hơn, bà chưa bao giờ muốn con gái mình lớn lên.

  • Người đẹp trên… mây

    Người đẹp trên… mây

    17-05-2024 06:16

    Hầu hết ảnh các cô gái xinh tươi đều được đánh cắp từ nhiều nguồn trên mạng. Nấp sau loạt tài khoản ảo, các nhân viên nghề lừa tiếp cận con mồi.

  • Vườn rau nuôi con vào đại học

    Vườn rau nuôi con vào đại học

    16-05-2024 14:29

    Mỗi buổi chợ chỉ chừng chục ký rau, nhưng đều đặn cả tháng cũng đủ chi phí cho tôi đi học 1 tháng.

  • Lần đầu học cách làm chồng

    Lần đầu học cách làm chồng

    16-05-2024 09:32

    Con cái không phải mình chị sinh ra, nhà không phải mình chị ở, chị cũng có khi đau ốm, muốn nghỉ ngơi, muốn dựa dẫm vào người đàn ông của mình.

  • Chúng mình 3 đứa

    Chúng mình 3 đứa

    16-05-2024 06:12

    Tình bạn không như tình yêu. Đã là thân thì dù có gặp hay không, có nói với nhau nhiều hay không thì tình cảm đó vẫn không phai nhạt.

  • Nhờ có “bọn trẻ” mà người lớn thân nhau

    Nhờ có “bọn trẻ” mà người lớn thân nhau

    15-05-2024 18:47

    Hơn 5 năm qua, tôi sống giữa phố thị, đón nhận tình làng nghĩa xóm thân tình, gần gũi, ấm áp và tôi cũng có “bầy đàn” chẳng khác ở quê.

  • Câu chuyện tình yêu: Đã chọn thương…

    Câu chuyện tình yêu: Đã chọn thương…

    15-05-2024 16:11

    Ông bà sống với nhau như đôi bạn nhảy, cứ ông tiến lên, bà lùi lại, bà tiến lên, ông lùi lại, nhịp nhàng và uyển chuyển.

  • Sen hồng ngày hạ

    Sen hồng ngày hạ

    15-05-2024 10:36

    Đến tận bây giờ, dù đã lập nghiệp ở phương xa, nhưng chỉ cần nhắm mắt lại, tôi như cảm nhận thấy ngay hương vị ngọt ngào ấy.

  • Chỉ đường cho hươu...: “Tình một đêm” thì đã sao?

    Chỉ đường cho hươu...: “Tình một đêm” thì đã sao?

    15-05-2024 06:14

    Tình dục có nhất thiết phải đi đôi với tình yêu? Chuyện tình dục không có tình yêu (ví dụ như tình một đêm) thì đã sao?

  • Lấp đầy khoảng cách trong nhau

    Lấp đầy khoảng cách trong nhau

    14-05-2024 16:21

    Lần đầu tôi khóc không thành tiếng là khi thấy má tôi giấu nước mắt tiễn mình lên xe đò rời quê 21 năm trước.

  • Khẳng định mình sao cho… ngầu

    Khẳng định mình sao cho… ngầu

    14-05-2024 10:07

    Ngụp lặn trong những lời khen chê, phụ nữ sẽ đau khổ và mất phương hướng, sẽ mắc bi kịch của người “đẽo cày giữa đường”.

  • Nhiều lợi ích khi có bạn là hàng xóm

    Nhiều lợi ích khi có bạn là hàng xóm

    14-05-2024 05:58

    Thông qua bài viết này, tôi hy vọng mọi người sẽ suy ngẫm và xem xét lại các mối quan hệ đang nhạt phai, lạnh lẽo, hời hợt quanh ta.