Bộ Công thương bị truy trách nhiệm vì để lọt hàng Trung Quốc gắn 'đường lưỡi bò'

06/11/2019 - 16:10

PNO - Bộ trường Trần Tuấn Anh thừa nhận, có "lỗ hổng" ở hàng loạt bộ, ngành khiến "đường lưỡi bò" vi phạm đến chủ quyền, an ninh Quốc gia xuất hiện trên nhiều ấn phẩm, sản phẩm hàng hóa...

Tại buổi chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương - Trần Tuấn Anh chiều ngày 6/11, Đại biểu tỉnh Đồng Tháp đặt vấn đề, thời gian gần đây liên tục "đường lưỡi bò" của Trung Quốc xuất hiện trên sản phẩm hàng hóa bán tại Việt Nam như học cụ quả địa cầu, phần mềm định vị ô tô...

"Như vậy có thể thấy Trung Quốc đã chuyển hướng cài cắm đường lưỡi bò vào hàng hóa, thậm chí là các sản phẩm văn hóa như phim ảnh, đồ dùng học tập, ôtô… Xin hỏi Bộ trưởng và Chính phủ có biện pháp gì để rà soát vấn đề này, tránh thông tin sai trái truyền đạt một cách từ từ vào thế hệ trẻ và người dân Việt Nam?", Đại biểu tỉnh Đồng Tháp chất vấn.

Bo Cong thuong bi truy trach nhiem vi de lot hang Trung Quoc gan 'duong luoi bo'
Hình ảnh "đường lưỡi bò: được cài cắm sẵn trên ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc

Bộ trưởng Tuấn Anh cho biết, đối với các thiết bị điện tử, phầm mềm trên các sản phẩm ô tô nhập khẩu như sản phẩm ô tô tại triển lãm mới đây có hình ảnh “đường lưỡi bò” vi phạm đến chủ quyền, an ninh quốc gia là hiện tượng mới xuất hiện. Trước đó hình ảnh phi pháp này cũng xuất hiện trên một số sản phẩm nghe, nhìn các ấn phẩm văn hoá, du lịch... 

Bộ Công thương tiến hành rà soát, kiểm tra lại toàn bộ các khâu thuộc quyền giám sát của các cơ quan chức năng  tránh lặp lại những trường hợp tương tự từ việc lợi dụng giao thương hàng hóa trong tương lai. Với một số vụ việc cụ thể Bộ cũng đã đưa ra biện pháp xử lý, chẳng hạn Bộ Công thương vừa phối hợp với Tổng cục Hải quan để xử lý chiếc xe ô tô có hình ảnh vi phạm trong triển lãm ô tô Việt Nam 2019 sẽ bị tịch thu và xung công. 

Đối với một doanh nghiệp nhập khẩu ô tô từ Trung Quốc, Bộ Công thương cũng yêu cầu DN này thu hồi toàn bộ ô tô nhập khẩu có hình ảnh "đường lưỡi bò" phi pháp trong phần mềm. Đồng thời cho dừng giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô tại Việt Nam cho đến khi DN này thực hiện trách nhiệm của mình.

"Qua đây, chúng tôi cũng thấy rằng có lỗ hổng pháp lý mà các Bộ ngành, trong đó có Bộ Công thương, Tổng Cục hải quan, Bộ Tài chính, Bộ Văn hoá thể thao và du lịch, Bộ TT&TT tiếp tục rà soát lại để đảm bảo không xảy ra hiện tượng đấy trong tương lai và chúng ta có những hoàn thiện về pháp luật và thể chế", Bộ trưởng Bộ Công thương nói. 

Trong buổi chất vấn chiều nay, trách nhiệm của Bộ Công thương trước thực trạng các DN nhập hàng hóa Trung Quốc về gắn mác hàng Việt để xuất đi các quốc gia khác,  cũng được Đại biếu Phương Thị Thanh chất vấn Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Việt Nam tham gia hàng loạt các Hiệp định thương mại và được hưởng rất nhiều những ưu đãi về thuế quan trong việc xuất khẩu đi các nước đối tác đang tạo lợi thế cho chúng ta trong thâm nhập thị trường so với các quốc gia khác. Các quốc gia đã ký kết từ các nước trong FTA của ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản… Các Hiệp định thương mại tư do CPTPP đã có hiệu lực, EVFTA sắp tới có hiệu lực sẽ mang lại những cơ hội cho chúng ta trong tăng trưởng xuất khẩu, cũng như năng lực cạnh tranh của chúng ta trong những nước này.

Bộ trưởng thừa nhận, khi có những ưu đãi thuế quan đã xuất hiện các sản phẩm đội lốt xuất xứ của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường đối tác. Ngay từ những năm 2016-2017 Bộ Công thương và Chính phủ cũng đã nhận thức rõ những thách thức, nguy cơ này.

Bo Cong thuong bi truy trach nhiem vi de lot hang Trung Quoc gan 'duong luoi bo'
1,8 triệu tấn nhôm nghi gian lận xuất xứ vẫn đang tồn tại cảng

Chẳng hạn, một doanh nghiệp xuất khẩu nhôm tại Bà Rịa – Vũng Tàu sử dụng nguyên liệu là nhôm đùn, nhôm thổi và các loại nhôm thành phẩm khác để sản xuất sản phẩm gắn mác Việt Nam để xuất khẩu đi nước khác.

Bộ công thương đã tổ chức đi kiểm tra thực tế và đã có những báo cáo với Chính phủ, sau đó Chính phủ có những chỉ đạo cụ thể giao cho tổng cục Hải quan tiếp tục giám sát chặt chẽ không để lợi dụng xuất xứ của Việt Nam để gian lận trong thương mại Quốc tế.

Ngoài ra hàng loạt các sản phẩm điện tử, máy tính, dệt may, da giày, gỗ ván… có những dấu hiệu lợi dụng gian lận thương mại, lẩn tránh các biện pháp phòng tránh thuế, luật phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ, EU và các nước khác cũng đã được phát hiện, Bộ Công thương cũng chủ động phối với với các Bộ ngành cùng phối hợp để xử lý vấn đề này.

Bo Cong thuong bi truy trach nhiem vi de lot hang Trung Quoc gan 'duong luoi bo'
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn

Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ thông qua Quyết định 824 để phê duyệt đề án về phòng vệ thương mại đặc biệt tập trung đấu tranh các hành động gian lận xuất xứ thương mại, gian lận thương mại nối chung. Trong đó gồm 5 nhóm nhiệm vụ chính, giao cho các Bộ, ngành, địa phương đấu tranh có hiệu quả trong việc gian lận xuất xứ.

Bộ trưởng Bộ Công thương – Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV vào chiều 6/11 sẽ tập trung vào công tác quản lý điều tiết điện; việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường ngoài nước, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa; thương mại điện tử và kinh tế số; công tác quản lý thị trường; phòng chống gian lận thương mại; quản lý cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng. Phát triển, ứng dụng cơ khí chế tạo trong nước, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp.

Quốc Thái

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI