Tân Tổng thư ký LHQ chính thức được đề cử, sẽ có lợi cho 'thế lực phương Tây' hơn Nga

07/10/2016 - 06:30

PNO - Ông Gutierrez không chỉ không xuất thân từ một nước Đông Âu mà Nga ủng hộ, mà hơn nữa, ông ấy đến từ một trong những quốc gia thành viên NATO lâu đời nhất.


Sáng 6/10 theo giờ Mỹ (tức tối 6/10 theo giờ Việt Nam), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã nhất trí đề cử cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha António Guterres, 67 tuổi, làm Tổng thư ký LHQ mới thay ông Ban Ki Moon sẽ mãn nhiệm vào cuối năm nay. Sau khi đã được HĐBA LHQ chính thức thông qua, ông Guterres phải được Đại hội đồng LHQ bỏ phiếu tín nhiệm trước khi nhậm chức vào ngày 1/1/2017.

Từ ngày 21/7 đến nay, 15 nước ủy viên HĐBA LHQ đã tiến hành tổng cộng 6 cuộc bỏ phiếu không chính thức và 1 cuộc bỏ phiếu chính thức để quyết định ai sẽ là tân Tổng thư ký LHQ. Có tổng cộng 13 ứng cử viên tham gia cuộc chạy đua vào vị trí này, đa số là các quan chức tới từ các nước Đông Âu - khu vực chưa từng có người giữ chức vụ đứng đầu tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh này.

Cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha António Guterres đã có thâm niên hàng chục năm ở cương vị người đứng đầu Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR). Ông sinh năm 1949 ở thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, và học ngành kỹ sư vật lý.

Tan Tong thu ky LHQ chinh thuc duoc de cu, se co loi cho 'the luc phuong Tay' hon Nga
Tân Tổng thư ký LHQ chính thức được đề cử, sẽ có lợi cho 'thế lực phương Tây' hơn Nga

Ông gia nhập đảng Xã hội vào năm 1974 và trở thành chính trị gia chuyên nghiệp. Năm 1995, 3 năm sau khi được bầu làm Tổng thư ký đảng Xã hội, ông giữ chức Thủ tướng cho đến năm 2002.

Ông thông thạo tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp. Sau khi kết thúc nhiệm kỳ quốc tế, ông chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao quốc tế, trở thành người phụ trách Cao ủy LHQ về người tị nạn vào năm 2005 và giữ cương vị này cho đến năm 2015.

Ông được ghi nhận là đã có nhiều nỗ lực không mệt mỏi để buộc các nước giàu nhất phải giúp đỡ nhiều hơn cho những người phải rời bỏ nhà cửa để chạy trốn những cuộc xung đột, nghèo đói và thiên tai.

Theo cựu Đại diện thường trực của Serbia ở LHQ Vladislav Jovanovic, ông đã rất ngạc nhiên trước sự kiện ông Antonio Guterres được bầu chọn vào chức Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

Theo ý kiến của ông, Nga và Mỹ đã đạt được thỏa hiệp nhất định, bởi vì Nga sẽ không đồng ý một cách dễ dàng như vậy về ứng viên từ một quốc gia trong khối NATO. Chúng tôi không biết, đổi lại, Nga đã nhận được điều gì. Có lẽ, để nhận được  nhượng bộ này của Nga, họ cũng đã nhượng bộ về một số vấn đề khác.

Tôi không tin rằng, Matxcơva đơn giản đồng ý ngay với lựa chọn bất lợi cho mình, để cho người đại diện của nước trong cùng một khối với Hoa Kỳ trở thành Tổng thư ký LHQ. Tôi từng nghĩ rằng, có nhiều khả năng Nga sẽ bỏ phiếu cho ứng viên từ Bulgaria. Bởi ông Gutierrez không chỉ không xuất thân từ một nước Đông Âu mà Nga ủng hộ, mà hơn nữa, ông ấy đến từ một trong những quốc gia thành viên NATO lâu đời nhất. 

Khi được hỏi: "Ông chờ đợi gì từ Guterres trong chức vụ Tổng thư ký LHQ?", Jovanovic nói rằng: "Ông Guterres đơn giản sẽ không phản đối lập trường của Mỹ, có nghĩa là, nói chung, "thế lực phương Tây" trong tổ chức này. Có thể hi vọng rằng, ông sẽ thể hiện sự bất đồng, nếu một quốc gia nào khác có biểu hiện thiếu tính nguyên tắc, nhưng vì ông đại diện cho nước thành viên Liên minh NATO, thì ông thực sự buộc phải tuân thủ phù hợp với chính sách của khối".

"Tất nhiên, ông sẽ không công khai làm điều đó, và cũng không có ai sẽ yêu cầu ông, nhưng dù sao cũng không nên hy vọng rằng, Tân Tổng thư ký sẽ phản đối hành động nào đó của NATO, ngay cả khi chúng không tương ứng với nghị quyết của Liên Hợp Quốc", Jovanovic nói. Đồng thời ông nhắc lại rằng, đó chính là những gì Liên minh đã làm vào năm 1999, khi  bắt đầu ném bom Nam Tư mà không có quyết nghị trừng phạt tương ứng của LHQ.

Minh Đức

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI