Mỹ mượn tay NATO "trả đũa" việc Thổ "đổi ý" Mỹ kết thân với Nga

20/07/2016 - 07:17

PNO - Quyết định trục xuất Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia gần 80 triệu dân, ra khỏi NATO sẽ được xem xét kỹ, nếu có.

Mỹ đã đi đầu trong làn sóng kêu gọi Ankara kiềm chế sau khi trải qua cuộc đảo chính hôm 15/7 do lo ngại về quá trình phục hồi dân chủ tại quốc gia này.

Sau khi chứng kiến hàng ngàn người bị bắt giữ và sa thải vì nghi ngờ có liên quan đến vụ đảo chính, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 18/7 nhắc nhở Thổ Nhĩ Kỳ rằng NATO có quy định về dân chủ và “sẽ xem xét rất kỹ lưỡng những gì đang xảy ra” tại nước này.

My muon tay NATO
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 18-7 nhắc nhở Thổ Nhĩ Kỳ rằng NATO có thể loại trừ Thổ nếu nước này không tuân thủ

Quyết định trục xuất Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia gần 80 triệu dân, ra khỏi NATO sẽ được xem xét kỹ, nếu có. Thổ Nhĩ Kỳ có quân đội lớn thứ hai trong NATO và đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Iraq và Syria, cũng như trong việc ngăn chặn làn sóng người tị nạn chạy sang châu Âu.

Cảnh báo trên của ông Kerry được đưa ra giữa lúc Thổ Nhĩ Kỳ đang bất đồng với Mỹ về số phận giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen. Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu Mỹ giao nộp ông Gulen, đang sống tại bang Pennsylvania, sau khi cáo buộc đứng sau cuộc đảo chính. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Kerry khẳng định sẽ chỉ xem xét vấn đề này khi Ankara trưng ra được bằng chứng thuyết phục.

Trước đấy, Tổng thống Erdogan tuyên bố về sự can thiệp của Mỹ trong cuộc đảo chính quân sự: “Những kẻ nổi loạn nhận đơn đặt hàng từ Mỹ”, Erdogan một lần nữa buộc tội nhà thuyết giáo Gulen xúi giục nổi loạn theo mệnh lệnh lệnh từ Pennsylvania, một bang của Mỹ.

Quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ còn căng thẳng sau khi Ankara quyết định ngưng các chuyến bay quân sự cất cánh từ căn cứ không quân Incirlik, khiến sứ mệnh tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria và Iraq bị ảnh hưởng.

Lầu Năm Góc hôm 16/7 thông báo chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vẫn duy trì quyết định đóng cửa không phận dành cho máy bay quân sự sau vụ đảo chính, khiến máy bay Mỹ không thể cất cánh từ đó để không kích IS.

Và tình hình gay gắt hơn khi  Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binaila Yildirim đã nói rằng Mỹ không phải là bạn của Thổ Nhĩ Kỳ. Khi nói tới giáo sỹ Fethullah Gulen, Thủ tướng Yildirim tuyên bố bất cứ nước nào ủng hộ vị giáo sỹ Hồi giáo này sẽ không phải là bạn của Thổ Nhĩ Kỳ (ám chỉ Mỹ) đồng thời sẽ bị coi là có chiến tranh với quốc gia thành viên NATO này.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có cuộc trao đổi với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu rằng việc Mỹ liên quan đến cuộc đảo chính thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ là “hoàn toàn không đúng sự thật”.

Cảnh báo cũng đến từ Liên minh châu Âu (EU) sau cuộc đảo chính. Các quan chức EU hôm 18-7 tuyên bố nỗ lực gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trở thành con số 0 nếu nước này khôi phục án tử hình để trừng phạt những người đảo chính.

Không những thế, Uỷ viên EU phụ trách vấn đề mở rộng khối, ông Johannes Hahn, cáo buộc ông Erdogan lên kế hoạch thanh trừng đối thủ trước cuộc đảo chính diễn ra nhằm cũng cố quyền lực.

“Việc danh sách bắt giữ có ngay sau khi cuộc đảo chính kết thúc đã chỉ ra rằng nó đã được chuẩn bị từ trước để sử dụng vào thời điểm phù hợp" - ông Hahn nhận định.

Một điểm mấu chốt nữa đó là sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ xin lỗi Nga về vụ Su -24 thì tình hình hai nước không những tốt lên mà còn trở nên thân thiết hơn bao giờ hết. Có vẻ như Thổ đang "đánh đu" giữa NATO / Mỹ và Nga, tất nhiên điều này sẽ khiến phía Mỹ - NATO không hài lòng một chút nào.

Điều này không phải không có cơ sở, cụ thể, ngay sau cuộc đảo chính, Tổng thống Putin đã có cuộc điện đàm khẩn đến Tổng thống Erdogan, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã có thái độ "thân thiện" khác hẳn với thái độ đáp trả Mỹ.

My muon tay NATO
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng trở nên thân thiết

Nhà lãnh đạo Nga cho biết ông mong muốn tình hình ổn định ở Thổ Nhĩ Kỳ sớm được lập lại. Đáp lại, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan quả quyết rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực hiện tất cả các bước cần thiết để đảm bảo an toàn cho du khách Nga.

Trong khi đó, chính quyền Nga cũng gần như ngay lập tức tiến hành gỡ bỏ, nới lỏng một số biện pháp trừng phạt kinh tế chống Thổ Nhĩ Kỳ sau động thái của Ankara.

Khi nhận được thông tin về vụ đảo chính xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ ngoại giao Nga cũng đã ra một tuyên bố cho biết: "Moscow sẵn sàng làm việc với chính phủ hợp pháp của Thổ Nhĩ Kỳ".

Aleksei Pushkov - Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Duma Quốc gia Nga cũng có bình luận cho rằng, sau vụ việc này quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vẫn theo chiều hướng tích cực.

“Những thỏa thuận đã đạt được với Nga sẽ tiếp tục được duy trì. Tôi không nhìn thấy lý nào cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ có thể hủy bỏ chúng” – ông Pushkov giải thích.

Có lẽ vì những hành động quá thân thiết này, công thêm hướng đi mới của Thổ Nhĩ Kỳ đã phạm vào những điều cấm kỵ ở khối liên minh NATO, điều này đã khiến Mỹ "nóng mắt" và muốn mượn tay NATO để đưa ra cho Thổ Nhĩ Kỳ một bài học nhớ đời.

Tiêu Giao

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI