Giàn khoan ở Biển Đông và mối đe dọa từ phương Bắc

22/05/2014 - 07:30

PNO - PN - Việc Trung Quốc (TQ) hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là một hành động “khiêu khích và bất hợp pháp”.

edf40wrjww2tblPage:Content

Việt Nam cũng như các nước trong khu vực, từ lâu đã không mơ hồ về “tâm địa” của TQ, nhưng động thái hung hăng này thêm khẳng định mối đe dọa có thật từ nước láng giềng phương Bắc, khiến ASEAN càng phải tăng cường đoàn kết để tìm đối sách thích hợp. 

Song song với việc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam, TQ còn triển khai san lấp mặt bằng đảo đá Gạc Ma (Johnson Reef) trong quần đảo Trường Sa, được cho là để xây dựng một đường băng hoặc căn cứ quân sự tại khu vực vốn đang rất căng thẳng này.

Ngày 19/5, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã phản đối bước đi nguy hiểm của TQ tại Gạc Ma, cáo buộc Bắc Kinh vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã ký năm 2002 với các nước ASEAN. Tổng thống Aquino nói: “Theo quan điểm của tôi, những gì họ (TQ) đang làm, không nghi ngờ gì nữa, là sự vi phạm điều chúng ta đã thỏa thuận trong Tuyên bố DOC”. Theo Tổng thống Aquino, Tuyên bố DOC mang tính không ràng buộc các bên tham gia, nên cần được thay thế bằng một thỏa thuận mang tính ràng buộc - Bộ quy tắc ứng xử (COC) - “để ngăn chặn các hành động có khả năng gây bạo lực và bất ổn”.

Tuyên bố của Tổng thống Philippines xác định rõ mối đe dọa trên Biển Đông đến từ phía TQ và chỉ ra việc xây dựng COC là điều kiện tiên quyết để giải quyết vấn đề.

Gian khoan o Bien Dong  va moi de doa tu phuong Bac

Người dân Philippines xuống đường biểu thị tình đoàn kết với Việt Nam - Ảnh: AFP

Nhận định về ý đồ của TQ tại Biển Đông, báo Úc The Sydney Morning Herald viết: “Cũng như việc Bắc Kinh tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, các nhà phân tích cho rằng, động thái gần đây của TQ thể hiện ý đồ thách thức phản ứng của các nước láng giềng trong cuộc đấu lâu dài nhằm kiểm soát Biển Đông”. Mục tiêu cuối cùng của TQ, theo hãng tin AP, là Bắc Kinh muốn “trở thành cường quốc quân sự chiếm ưu thế trong khu vực, đưa các nước láng giềng vào quỹ đạo kinh tế và văn hóa của họ”.

Mối đe dọa từ TQ cũng được báo động từ Hội nghị cao cấp ASEAN lần thứ 24 tại Myanmar. Các nhà lãnh đạo ASEAN nhất trí kiềm chế những hành động có thể làm tình hình tiếp tục leo thang, với mục tiêu hướng tới việc sớm ký Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), một công cụ để ngăn chặn và giúp quản lý sự cố xảy ra trong các vùng biển tranh chấp. Mối đe dọa TQ còn thể hiện rõ trong các tuyên bố của chính phủ và các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Singapore…

Sự hung hãn của TQ không những không đe dọa được ai mà còn khiến cho các nước trong khu vực xích lại gần nhau. Phát biểu của Đại sứ EU tại Singapore Michael Pulch thể hiện phần nào sự chuyển đổi này: “Những phát biểu đầy quan ngại của các tướng lĩnh Indonesia, kèm theo các kế hoạch xây dựng cơ sở quốc phòng tại những khu vực trọng yếu quanh Biển Đông của Jakarta gần đây cho thấy Indonesia không còn là một bên trung lập trước tuyên bố chủ quyền đường chín đoạn của Bắc Kinh nữa”.

Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa lo ngại cuộc khủng hoảng Biển Đông lan rộng và kêu gọi “Đối thoại không phải là một lựa chọn mà là điều cần thiết”. Song song đó, Philippines và Indonesia đã đạt được thỏa thuận về tranh chấp đường biên giới trên biển đối với các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) chồng lấn tại biển Celebes và biển Mindanao vào cuối tuần trước, sau 20 năm đàm phán.

THANH HẢI (Theo AP, Reuters, AFP)

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtulieuvi /strCate=tulieu

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthegioilakyvi /strCate=thegioilaky
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthegioivi /strCate=thegioi