Ai đọc kiệt tác?

15/01/2014 - 12:01

PNO - PN - Gần đây, một số đơn vị làm sách “hoài cổ” đã thực hiện lại nhiều đầu sách thuộc hàng kiệt tác hoặc từng gắn bó với nhiều thế hệ người đọc. Công ty sách Nhã Nam ra cuốn Bên phía nhà Swann trong bộ...

edf40wrjww2tblPage:Content

Khi Bên phía nhà Swann của nhà văn Pháp Marcel Proust được xuất bản, hai trong bốn đồng dịch giả của cuốn sách - Dương Tường, tại buổi ra mắt cho rằng độc giả tìm đọc không ít, còn dịch giả Đặng Thị Hạnh thì khẳng định không nhiều người quan tâm. Là những người chuyển ngữ, các dịch giả thừa hiểu văn chương của Proust vốn rất “khó nuốt” đối với người trong giới, nên càng khó tiếp cận đối tượng bạn đọc phổ thông thời nay. Không chỉ có đoạn dài đến ba mươi trang chỉ để miêu tả tâm trạng của nhân vật trước khi ngủ, có câu văn dài gần cả trang, mà tác giả có kiểu thể hiện đan cài hồi ức, tự thuật trong những câu chuyện không thấy cốt truyện rõ ràng... Tất cả thực sự thách thức người đọc. Dù tác giả được xem là một trong ba nhà văn tạo nên những cuộc cách mạng cho tiểu thuyết thế giới, tác phẩm thì được xếp thứ tám trong 10 cuốn sách vĩ đại nhất mọi thời đại, nhưng thực tế một thế kỷ qua, tác phẩm này vẫn chỉ có lượng người đọc hạn hẹp. Trong lần đầu tiên chính thức được dịch đầy đủ sang tiếng Việt, trước khi được Nhã Nam “xâm mình” khai thác, tác phẩm từng bị đơn vị khác từ chối vì quá kén người đọc.

Ai dọc kiẹt tác?

Một loạt kiệt tác gần đây trên giá sách

Cũng có tác phẩm không đến nỗi gây... hồi hộp cho nhà đầu tư, như cuốn Cánh buồm đỏ thắm của nhà văn Liên Xô Aleksandr Grin. Không kể trước đó, gần đây cuốn sách đã được ít nhất hai đơn vị lớn in lại mà không ngại số ấn bản tiêu thụ bị chia sẻ. Cuốn sách mỏng, câu chuyện thấm đẫm chất nhân văn của nhà văn đại diện cho chủ nghĩa tân lãng mạn này đã đi vào lòng người đọc, trong đó có độc giả Việt Nam nhiều thế hệ, kể từ khi được in lần đầu ở Việt Nam 25 năm trước. Một trường hợp khác là tác phẩm kinh điển Hoàng tử bé, thỉnh thoảng lại thấy ấn bản mới hoặc tái bản của nhiều đơn vị tham gia “thâm canh”. Tuy nhiên, không nhiều tác phẩm có được “diễm phúc” đó. Kiệt tác Một mùa thơ dại (Higuchi Ichiyo), Nắng tháng Tám (William Faulkner), Thất lạc cõi người (Dazai Osamu) và nhiều tác phẩm khác trong Tủ sách Tinh hoa văn học của Phương Nam Book chỉ in khiêm tốn mỗi tựa 1.000 bản. Totochan bên cửa sổ (Kuroyanagi Tetsuko) dù ra ấn bản mới kèm phụ bản tranh màu và minh họa của họa sĩ nổi tiếng Iwasaki Chihiro, nhưng cũng không tiêu thụ được nhiều. Bộ ba tiểu thuyết toán học của nhà văn Vladimir Levshin, trong đó có cuốn Thuyền trưởng đơn vị được biết nhiều, từng ra khổ lớn, tranh minh họa màu vào những năm 1980 ở Việt Nam, nay được NXB Trẻ thực hiện lại với khổ nhỏ, minh họa trắng đen, chỉ mang yếu tố “hoài cổ”, thăm dò, hơn là trông chờ vào việc tiêu thụ.

Các kiệt tác và sách hay trên thị trường hiện được thực hiện theo hai cách thức chủ yếu là in lại và dịch lại. Một cách khác là dịch lần đầu, với không nhiều ấn phẩm, như Nắng tháng Tám, Bên phía nhà Swann. Nhiều cuốn quen thuộc với độc giả, nhưng có những cuốn chỉ được nghe tựa, biết mà… không mấy người đọc vì rất khó cảm thụ. Dù vậy, các đơn vị xuất bản vẫn đang và sẽ tiếp tục thực hiện dòng sách này, để phục vụ cho lớp độc giả riêng và làm dày dặn thương hiệu; còn độc giả thì vẫn luôn có những người tìm mua kiệt tác văn chương để đọc, sưu tầm và cả để... làm sang.

 Võ Tiến

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI