Bị quấy rối trên chín tầng mây

20/04/2015 - 18:41

PNO - PN - Nạn nhân bị quấy rối tình dục thường rất ngại xuất hiện công khai để chia sẻ về sự cố khiến mình bối rối và sợ hãi. Đặc biệt là với những nạn nhân gặp tình huống không hay trong môi trường toàn người lạ như khi đi...

edf40wrjww2tblPage:Content

Trong một lần đang bay ở độ cao 10.000m vào lúc nửa đêm, Dana giật mình tỉnh giấc vì có cảm giác sột soạt quanh người. Cô phát hiện gã hành khách ngồi cạnh đang sờ soạng chân và ngực của mình. Cô kể: “Tôi hiểu là mình cần la to lên. Tôi nhủ thầm như thế liên tục nhưng cuối cùng cũng không thể làm gì”. Dana giả vờ ngủ tiếp và cố xoay người để tránh những đụng chạm khiếm nhã ấy. Nếu đủ dũng cảm, Dana có thể khiến hành khách ấy gặp khốn đốn với cảnh sát vì chính hắn mới là người phải mất mặt chứ không phải cô.

Tháng 8/2014, một kỹ sư máy tính Morocco là Thami Drissi (45 tuổi) đã bị cảnh sát “sờ gáy” và tạm giam một tuần trước khi được người nhà bảo lãnh, vì quấy rối tình dục một hành khách nữ trên chuyến bay từ Casablanca (Mỹ) đến sân bay Kennedy. Nạn nhân sau khi phát hiện mình bị sàm sỡ đã hoảng loạn tinh thần, quyết tố cáo Thami Drissi đến cùng bằng đơn kiện lên tòa án Brooklyn.

Theo Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI), quấy rối xảy ra như “cơm bữa” trên máy bay. Phần lớn xảy ra trên những chuyến bay đêm. Hành khách thường trong trạng thái căng thẳng và không sẵn sàng tố cáo. Dana Larue từng giữ kín bí mật nhưng sau đó cô hối hận, vì sự im lặng của mình chính là dung dưỡng cho hành vi xấu xa này. Cô quyết định lên tiếng trong một chương trình truyền hình của ABC News để không còn những hành khách trở thành nạn nhân như mình. Cô khuyên những ai rơi vào trường hợp như thế hãy mạnh dạn nói ra sự thật.

Bi quay roi tren chin tang may

Cô Dana Larue - Ảnh: ABC News

Năm 2014, FBI từng bắt giữ hành khách Michael Tanouye (29 tuổi) vì hành vi quấy rối tình dục, gây cản trở đối với phi hành đoàn trên chuyến bay từ Hawaii đến Kansas. Michael xông vào nhà vệ sinh, tấn công một phụ nữ. Nạn nhân chống cự, bấm được nút khẩn cấp. Tiếp viên cùng người nhà của nạn nhân và một số hành khách vất vả lắm mới can thiệp được bằng cách tháo ốc trên bản lề cánh cửa vì Michael đã khóa chốt bên trong.

Trước khi vụ việc xảy ra, Michael đã có dấu hiệu bất thường. Anh ta la hét lớn tiếng trong khoang máy bay và người mẹ đi cùng đã nói với tiếp viên rằng Michael đang trong quá trình trị liệu tâm lý. Cơ trưởng sau đó quyết định quay máy bay trở lại Hawaii dù đã bay được hơn hai giờ. Nhân viên FBI đã có mặt để đón Michael và tống anh chàng vào trại giam.

Chuyên gia về luật hàng không Ruwantissa Abeyratne (thuộc Đại học McGill của Canada) cho biết, những trường hợp hành khách bị quấy rối trên máy bay xảy ra thường xuyên hơn mọi người nghĩ. Theo ông, trong một chuyến bay nội địa hay chuyến bay quốc tế, việc xử lý kẻ quấy rối sẽ được áp dụng theo luật của nơi đến. Mỗi sân bay đều theo quy định pháp luật của địa phương.

Tuy nhiên, số liệu thống kê các trường hợp xảy ra là khá mờ nhạt. Mỹ hay Canada cũng như nhiều chính quyền khác không mấy quan tâm đến việc điều tra chính xác con số này vì dường như nó được cho là xuất phát từ nạn nhân. Điều này bộc lộ thêm, sự chuẩn bị đối phó với hành vi quấy rối không được chú trọng trên các chuyến bay.

Hồi đầu tháng, một nữ hành khách sống ở thành phố Saint John (Canada) phản ánh bị một nam hành khách 40 tuổi giở trò trên chuyến bay của hãng hàng không Canada đến Toronto, và cô rất thất vọng với cách xử lý của hãng bay này. Cô đang cân nhắc việc khởi kiện hãng hàng không. Điều cô cần là một lời xin lỗi chứ không phải ngã giá mức bồi thường.

Dana Larue chia sẻ: “Tôi rất hối tiếc và hiểu rằng không việc gì phải ngại ngùng trong những tình huống tương tự. Chúng ta phải được bảo vệ”. Xuất phát từ tâm lý e ngại của chính người bị quấy rối mà quy định về hành vi khiếm nhã của hành khách phần lớn dừng lại ở chuyện cá nhân, và phi hành đoàn cũng chưa được trang bị đủ kỹ năng để đối phó với tình huống đặc biệt này.

 THIÊN ANH
(The Guardian, NY Daily News, ABC News)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI