Phẫu thuật thẩm mỹ: Khó 'trả lại hiện trường'!

20/01/2015 - 07:59

PNO - PN - Vì tự tìm đến các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ không đảm bảo chuyên môn, không được tư vấn kỹ, hoặc không nghe theo lời tư vấn của bác sĩ... không ít chị em đã phải mổ đi mổ lại nhiều lần.

edf40wrjww2tblPage:Content

Phau thuat tham my:  Khó 'trả lại hiẹn truòng'!

Trước khi quyết định phẫu thuật thẫm mỹ, khách hàng cần tìm gặp bác sĩ uy tín, có tay nghề để được tư vấn. (Bác sĩ Bệnh viện thẩm mỹ Emcas tư vấn tại Ngày hội thẩm mỹ do báo Phụ Nữ tổ chức) - ảnh: P.Huy

 Sửa đi, sửa lại

Sáng 16/1, bệnh nhân L.T.H.N., 32 tuổi, ngụ TP.HCM, vẫn còn nằm trên giường bệnh tại Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy, do trước đó đã phẫu thuật (PT) nâng mũi nhiều lần khiến nhiễm trùng. Chị N. gượng gạo kể với BS: “Tôi thấy nhiều diễn viên Hàn có mũi đẹp nên tôi quyết định sang Hàn Quốc PT nâng mũi. Trong quá trình PT, BS chỉ cho gây tê và dùng sụn vành tai, sụn vách ngăn ở mũi kết hợp với silicon dẻo để độn lên. Sau PT, tôi thấy mũi cao lên nhưng nhìn tổng thể khuôn mặt lại không hài hòa, không phù hợp nên đề nghị BS chỉnh lại cho tự nhiên. Khi vết thương chưa kịp lành, tôi tiếp tục được PT lại để thay miếng silicon dẻo bằng sụn sườn ở ngân hàng mô đã qua xử lý đông khô. Về đến Việt Nam được hai ngày, vẫn còn bầm, tôi cảm thấy khó thở nên em gái đưa tôi vào BV”.

Bệnh nhân N. nhập viện trong tình trạng phải thở chủ yếu bằng đường miệng. Các BS phát hiện miếng sụn sườn được đưa vào nâng mũi không đúng kỹ thuật và không được cắt gọt kỹ lưỡng nên đã ảnh hưởng đến đường thở của bệnh nhân. BS Đỗ Quang Hùng, Trưởng khoa Tạo hình thẩm mỹ, BV Chợ Rẫy cho biết, đây là một ca mổ khó. Sau nhiều ngày điều trị kháng viêm chống nhiễm trùng, bệnh nhân được gây mê suốt ba giờ để PT lại mũi. Các BS đã dùng sụn sườn của chính bệnh nhân, cắt gọt để nâng mũi trở lại.

Ngẫm lại, chị N. tiếc rẻ: “Chi phí cho cuộc PT ở Hàn Quốc mất hết 7.000 USD, trong khi ở Việt Nam chỉ mất 1.000 - 1.200 USD, mà giờ muốn cái mũi trở lại như cũ cũng khó!”.

Cách đây không lâu, BV Chợ Rẫy cũng nâng lại túi ngực cho một Việt kiều Mỹ tên P., 34 tuổi. Trước đó khách hàng này đã nâng ngực dạng gel 220ml tại một cơ sở thẩm mỹ (TM) nhưng “đồi” vẫn chưa thành “núi”. Lần này, chị P. bỏ túi ngực cũ và thay bằng túi mới to hơn (260ml). Thực ra, với chiều cao, cân nặng và khung ngực của chị, BS tại cơ sở TM trước đã tư vấn chị P. nên độn túi ngực 260ml, nhưng lúc ấy chị lại sợ “gây sốc” với mọi người nên không đồng ý. Ngại quay lại chỗ cũ nên chị P. đã đến BV này. May mắn cho chị là cả hai lần PT đều an toàn.

Theo BS Đỗ Quang Hùng, mỗi tuần BV Chợ Rẫy thực hiện cho 20-30 ca PT lớn như nâng mũi, nâng ngực… trong đó, có nhiều trường hợp bệnh nhân muốn chỉnh sửa lại ngực, mũi đã nâng vì họ cảm thấy kết quả lần PT trước đó ở cơ sở khác không như ý.

Chị Ph.T.K.T., 37 tuổi, ngụ ở Tây Ninh vì không đủ tiền nâng ngực nên tìm đến một cơ sở chăm sóc sắc đẹp tiêm chất collagen làm đầy cho “núi đôi”, bị nhiễm trùng nặng. Hậu quả là cặp tuyết lê bị san phẳng, chỉ còn lại ít da. BS Hùng cho biết, hiện có rất nhiều chất làm đầy vòng 1 nhưng không an toàn. Chất collagen tiêm vào cơ thể chị T. có thể là chất dầu thông thường. Khách hàng chỉ nên đồng ý sử dụng những chất được Cục Quản lý thực phẩm - dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận như Juvederm, Restylane… Với trường hợp của chị T., các BS sẽ phải lấy da từ vùng đùi để tái tạo bộ ngực cho chị.

Lại có trường hợp dù đã “nếm đau thương” nhưng vẫn suy nghĩ đơn giản, coi việc PTTM như chuyện giỡn chơi. Cụ thể, một BV ở Q.5 vừa tiếp nhận bệnh nhân C.T.K.N. 28 tuổi đến PT lấy thanh silicon ra để hình dạng của mũi trở về như cũ. Trước đó một tuần, chị N. đến một cơ sở TM độn silicon nâng mũi, nhưng sau PT, chị N. thấy mũi quá cao, trông giả tạo. Khi được lấy “đồ giả” ra, vùng mũi của chị N. vẫn sưng tấy, phải điều trị kháng sinh kéo dài. Vậy mà chị N. lại đề nghị được tạo hình mũi lần nữa. Các BS phải khuyên chị rằng, ít nhất sau ba tháng khi các mô ổn định, vết thương hết sưng tấy thì có thể thực hiện.

Phau thuat tham my:  Khó 'trả lại hiẹn truòng'!

Một ca phẫu thuật lại ngực

Nhiều nguy cơ

BS Cao Ngọc Bích, Phó chủ tịch pháp chế Hội PT tạo hình thẩm mỹ TP.HCM khuyến cáo: theo thống kê của thế giới, có khoảng 5% khách hàng sau khi PTTM phải mổ lại, nhưng tỷ lệ này ở Việt Nam lên đến 15%. Ngoài nguyên nhân khách quan, còn có những trường hợp do khách hàng không hài lòng với kết quả PT trước đó. Điều này là hoàn toàn không nên, vì mổ lại vẫn được xem là một cuộc PT, cũng phải dùng thuốc gây tê, gây mê, vẫn có thể xảy ra những rủi ro như: tai biến, sốc thuốc, chảy máu, nhiễm trùng…

Cũng theo BS Bích, với các vật dụng bằng chất rắn đã ghép vào (để tạo sống mũi, túi ngực, túi mông) như sụn, silicon dẻo, túi gel… thì việc lấy ra không quá khó, nhưng với những chất lỏng như silicon và những chất làm đầy thì phải thận trọng. Riêng silicon lỏng đã bị cấm sử dụng vì dễ gây biến chứng. Silicon lỏng khi bơm vào cơ thể sẽ tiếp xúc trực tiếp và hòa lẫn với mô đệm nên khi mổ lấy silicon vón cục ra, thường phải lấy luôn mô đệm xung quanh. Còn với các chất làm đầy, dù không nguy hại nhưng nếu muốn lấy ra thì chỉ lấy được một phần và thường phải chờ nó tự tiêu, mất ít nhất từ sáu tháng đến hai năm. Ngoài ra, có những trường hợp đã lỡ làm thì không thể hoặc rất khó "trả lại hiện trường", như đã cắt mí lớn rồi sẽ rất khó để làm mí nhỏ lại…

BS Nguyễn Phan Tú Dung, thành viên Hội PTTM TP.HCM cho biết: Việc thực hiện lại ca mổ để lấy dụng cụ mới đặt vào chỉ nên thực hiện sau ba - sáu tháng, người bệnh tuyệt đối không nôn nóng mổ sớm. Tuy vậy, rất ít khách hàng chịu đợi đến thời hạn ba - sáu tháng. Nếu mổ lấy ra sớm hơn thời hạn trên, sẽ dễ bị nhiễm trùng, các mô có nguy cơ bị xơ hóa và ca mổ khó chính xác, tính TM vết mổ sẽ giảm đi. Mặt khác, nếu khách hàng muốn đặt lại dụng cụ mới vào để nâng lại ngực, mũi… trong thời gian này cũng không nên vì các mô còn viêm, vết thương còn sưng nên không dự tính được chính xác kích cỡ của khung ngực mới, hình dáng mới của mũi… Vì sau khi vết thương lành lại, các cơ sẽ bị co rút.

Phau thuat tham my:  Khó 'trả lại hiẹn truòng'!

Một bệnh nhân bị biến chứng do phẫu thuật thẩm mỹ không an toàn

Làm đẹp vì cái gì?

Các BS cảnh báo: một cuộc PTTM thành công cần phải hòa hợp giữa nhu cầu TM của khách hàng và chuyên môn của BS. Nhưng gu TM của BS đôi khi ”vênh” với khách hàng. Lại có những trường hợp gu TM của khách hàng không đúng đắn, nếu BS vì giữ chân khách hàng mà tiến hành PT thì có thể dẫn đến những hậu quả xấu. Tuy nhiên, hiện nay nhiều cơ sở TM vì tham lợi đã chiều lòng khách và đẩy thiệt hại về phía khách hàng. Để an toàn ở mức cao nhất, khi có nhu cầu, chị em nên đến các cơ sở được cấp giấy chứng nhận hoạt động PTTM.

BS Nguyễn Thanh Vân, Phó chủ tịch chuyên môn Hội PT tạo hình thẩm mỹ TP.HCM, cho rằng: trước khi tiếp nhận bệnh nhân, BS cần tư vấn kỹ để biết khách hàng muốn làm đẹp vì mục đích gì và có chính đáng không, đồng thời khuyên bệnh nhân suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định nhằm tránh phải mổ xẻ lại. Phải tư vấn kỹ bởi lẽ, nhiều phụ nữ đi làm đẹp không vì thích mà vì những lý do kiểu như: sợ chồng bỏ, để hợp phong thủy… “Tôi từng tiếp nhận một khách hàng đến nâng ngực vì sợ chồng bỏ. Sau khi hỏi ra, khách hàng mới cho biết vì thấy chồng ngoại tình nên phải làm ngực cho to hơn người tình của chồng. Nếu không tư vấn kỹ cho khách mà nhắm mắt PT thì có khi sau khi khách nâng ngực, người chồng lại càng xa lánh vợ nhiều hơn vì sợ… đồ giả” - BS Vân chia sẻ.

Ngoài ra, BS Vân khuyên, khách hàng muốn nâng mũi, nâng ngực, sửa mông có thể tham khảo tạo hình 3D trước khi thực hiện để tránh hối tiếc.

 VĂN THANH

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI