Báo Đức đưa tin về hành động khiêu khích của Trung Quốc ở biển Đông

14/05/2014 - 12:46

PNO - PNO - Những ngày qua, một loạt trang báo lớn của Đức tiếp tục cập nhật tin tức về hành động hiếu chiến của Trung Quốc khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

edf40wrjww2tblPage:Content

Bao Duc dua tin ve hanh dong khieu khich cua Trung Quoc o bien Dong

Báo Đức đưa tin về sự cố Biển Đông - Ảnh: Internet

Với dòng tít "Trung Quốc dùng tàu chiến đâm tàu Việt Nam," báo Thế giới cho biết tại Biển Đông, các tàu chiến Trung Quốc đã đâm vào tàu Việt Nam khi các tàu Việt Nam cố ngăn cản việc Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng biển nước này.

Theo bài báo, việc Trung Quốc đặt giàn khoan là "một trong các hành động khiêu khích của Trung Quốc". Bài báo dẫn lời ông Ngô Ngọc Thu - Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết các tàu Trung Quốc đã đâm thẳng vào tàu Việt Nam và dùng vòi rồng phun vào các tàu Việt Nam khiến nhiều nhân viên kiểm ngư Việt Nam bị thương, nhiều tàu bị hư hại.

Báo "Tấm gương" ngày 13/5 chạy dòng tít: "Mỹ chỉ trích Trung Quốc trong xung đột trên biển với Việt Nam". Bài báo dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chỉ trích Trung Quốc hành xử một cách “hiếu chiến” trong cuộc xung đột ở biển Đông, đồng thời kêu gọi một giải pháp hoà bình cho tình trạng căng thẳng hiện nay. Theo bài báo, ông Kerry đã gọi điện cho người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị, chỉ trích hành động khiêu khích của Bắc Kinh, đồng thời kêu gọi giải quyết cuộc xung đột bằng biện pháp hòa bình trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Bài báo cũng cho biết tranh cãi trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc leo thang từ đầu tháng 5 vừa qua khi Bắc Kinh hạ đặt một giàn khoan nước sâu gần quần đảo Hoàng Sa trên biển Đông.

Trong khi đó, báo "Làn sóng Đức" cũng đăng bài viết của tác giả Frank Sieren, người đã sống 20 năm ở Bắc Kinh và hiểu khá rõ về Trung Quốc, cho rằng căng thẳng trên biển giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ngày càng nghiêm trọng hơn, song khó có thể xảy ra một cuộc xung đột lớn.

Theo tác giả, không chỉ có tranh chấp biển đảo với Nhật Bản trong vùng biển Hoa Đông, Trung Quốc nay cũng đòi tuyên bố chủ quyền với Việt Nam. Căng thẳng trên vùng biển này leo thang khi tàu kéo Trung Quốc đâm vào các tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam và phun vòi rồng vào các tàu Việt Nam ngăn chặn việc Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan.

Tuy nhiên, theo tác giả, tranh chấp trên biển ở châu Á không có nghĩa sẽ dẫn tới một cuộc "hải chiến lớn". Biển Đông không phải là một thùng thuốc súng trong thế kỷ 21 và càng không phải nơi mà những mâu thuẫn có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột lớn toàn cầu. Điều này đã được thể hiện trong kết quả Hội nghị cấp cao các nước ASEAN nhóm họp tuần qua ở Myanmar.

Nhiều tờ báo lớn khác của Đức cũng đưa tin về việc người Việt Nam phẫn nộ và đã tiến hành biểu tình phản đối hành động của Trung Quốc ở biển Đông.

VÂN PHONG (tổng hợp)

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtulieuvi /strCate=tulieu

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthegioilakyvi /strCate=thegioilaky
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthegioivi /strCate=thegioi