Ấn Độ: Ám ảnh vấn nạn hiếp dâm

08/06/2014 - 14:56

PNO - PNO – Nạn hiếp dâm ở Ấn Độ diễn biến theo chiều hướng tệ hại hơn khi những phụ nữ biểu tình phản đối vấn nạn này lại phải hứng lấy… vòi rồng, với lý do để giải tán đám đông.

edf40wrjww2tblPage:Content

An Do: Am anh van nan hiep dam

Phụ nữ Ấn Độ biểu tình, yêu cầu chính quyền có giải pháp rốt ráo đối với vấn nạn cưỡng hiếp - Ảnh: Globe Mail

 Gần đây, vụ cưỡng hiếp tập thể của nhóm 5 người (trong đó có hai cảnh sát) đối với hai thiếu nữ rồi treo cổ nạn nhân trên cây khiến dư luận càng them phẫn uất. Hàng trăm phụ nữ Ấn đã Độ xuống đường, chỉ trích sự thờ ơ của chính quyền. Họ tập trung tại thủ phủ Lucknow của bang Uttar Pradesh, nơi xảy ra án mạng nghiêm trọng để yêu cầu Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Akhilesh Yadav bằng phải ngăn chặn hữu hiệu tình trạng cưỡng hiếp đang ngày càng ám ảnh phụ nữ nước này. Đáp lại lời cầu cứu của những phụ nữ chân yếu tay mềm là biện pháp dùng vòi rồng xịt thẳng vào đám đông để giải tán họ.

Trước đó, cảnh sát Ấn Độ đã bắt giữ người quản lý trung tâm từ thiện Chandraprabha Charitable Trust (thành phố Karjat, bang Maharashtra) và người tình của ông ta vì cả hai đã cưỡng ép các em nhỏ ở trung tâm xem phim khiêu dâm, buộc các em phục vụ người quản lý ấy và bắt các em ăn… phân. Chuyện lợi dụng trẻ em ở các trung tâm từ thiện diễn ra khá thường xuyên tại Ấn Độ. Năm ngoái, cảnh sát bắt giữ nhiều kẻ phạm tội ác kinh hoàng này, vì buộc các em nữ giao cấu với người lạ để mang tiền về cho họ.

Nạn hiếp dâm không chỉ xảy ra với người bản đị, đầu năm 2013, dư luận quốc tế chấn động mạnh khi hay tin hàng loạt nữ du khách đến từ châu Âu bị đối xử thô bạo và cưỡng hiếp tập thể. Những nạn nhân có lẽ chẳng bao giờ tưởng tượng được cơn ác mộng này khi họ đến từ môi trường có quy định khắt khe và hình phạt gắt gao đối với những hành vi đồi bại như thế.

Cuối năm 2012, thế giới bàng hoàng khi biết một cô gái 23 tuổi bị tấn công trên xe buýt khi đi cùng bạn của mình. Sau khi cưỡng hiếp cô, nhóm người ấy đã ném cô bên vệ đường ngay tại trung tâm thủ đô New Delhi. Chỉ riêng ở New Delhi, mỗi năm có đến gần 600 trường hợp cưỡng hiếp bị tố cáo. Con số thực tế chẳng ai dám nghĩ đến. Trong những năm gần đây, New Delhi được xem là “thủ phủ của nạn cưỡng hiếp” ở Ấn Độ. Điều gì đã khiến hình ảnh New Delhi nói riêng và Ấn Độ nói chung bị hoen ố vì những vấn nạn lẽ ra phải được bài trừ từ rất sớm?

An Do: Am anh van nan hiep dam

Cuối tháng 12/2012, làn sóng biểu tình làm rung chuyển New Delhi sau vụ nữ sinh bị cưỡng hiếp tập thể trên xe buýt, và qua đời -Ảnh: AFP)

Có những nguyên nhân được các nhà xã hội học, quan chức Ấn Độ đề cập tới. Thiếu nguồn lực cảnh sát chuyên trách an ninh cho người dân, nhất là đối với những vụ cưỡng hiếp thì cần có những nữ cảnh sát để nạn nhân tin cậy tố cáo. Một lý do khiến dư luận phản đối vì không thuyết phục, đó là trang phục của các nạn nhân quá nhạy cảm, hở hang. Một số trường học đã cấm nữ sinh mặc váy vì cho rằng điều này có thể khiêu khích những đối tượng càng ham muốn có hành vi xúc phạm các em.

Nhóm TrustLaw (thuộc tổ chức Thomson Reuter) xếp Ấn Độ vào những nước tồi tệ nhất đối với phụ nữ năm 2014 vì bạo lực gia đình được cho là chuyện hiển nhiên, xảy ra như cơm bữa ở khắp nơi. Theo một khảo sát Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) thực hiện năm 2012, gần 60% bạn trẻ (15-19 tuổi) đều nghĩ rằng người vợ bị chồng đánh là điều chính đáng. Trong lối mòn suy nghĩ của người dân Ấn Độ, chuyện phụ nữ bị xâm phạm là điều quá quen thuộc. Thậm chí, nạn nhân của các vụ cưỡng hiếp thường được mọi người xung quanh khuyên lấy kẻ tấn công mình làm chồng. Người phụ nữ ấy một là thuận tình, bằng không sẽ tự cách ly mình với cộng đồng đa phần không bênh vực mình.

Hệ thống tòa án yếu kém với chỉ 15 thẩm phán phục vụ đến 1 triệu người dân thì không thể nào tiếp cận mọi vụ việc một cách cụ thể, chi tiết như mong muốn. Hơn nữa, luật pháp Ấn Độ đối với hành vi cưỡng hiếp còn quá lỏng lẻo. Trong số 100 vụ cưỡng hiếp, trung bình chỉ có 26 vụ mà kẻ tấn công bị buộc tội.

Suy cho cùng, theo kết luận của các nhà xã hội học Ấn Độ thì nguyên nhân sâu xa của vấn nạn bạo hành, cưỡng hiếp ở quốc gia Nam Á này là vị trí của phụ nữ bị đẩy xuống mức thấp kém. Gánh nặng cho con gái của hồi môn khi lấy chồng khiến các gia đình nghèo xem con mình là một khoản nợ. Trong suốt cuộc đời một phụ nữ, họ luôn đối mặt với những bất công, bị đối xử tệ hơn anh em trai, không có cơ hội tiếp cận học vấn, chọn lựa nghề nghiệp tốt như anh em trai…

Ông Yadav, sống ở New Delhi, có con gái 15 tuổi, nói rằng: “Chẳng ai có thể cưỡng bức con gái của tôi được. Tôi đã dạy con cách bảo vệ bản thân. Tôi yêu thương con và không muốn đối xử bất công với chính con đẻ của mình”. Nếu mỗi người cha, người anh, người chồng ở Ấn Độ đều suy nghĩ như vậy, có lẽ những nỗi ám ảnh đối với phụ nữ nước này sẽ vơi đi rất nhiều.

THIÊN NHƯ (Theo Globe Mail, Washington Post)

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtulieuvi /strCate=tulieu

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthegioilakyvi /strCate=thegioilaky
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthegioivi /strCate=thegioi