Crimea: Tiếng nói của người dân là tối thượng

17/03/2014 - 06:52

PNO - PN - Ngày 16/3, hơn 1,5 triệu người dân Cộng hòa tự trị Crimea của Ukraine bắt đầu bỏ phiếu trưng cầu ý dân về tương lai của bán đảo này: gia nhập vào nước Nga hoặc “tăng cường đáng kể quyền tự chủ trong khuôn khổ với Ukraine”.

edf40wrjww2tblPage:Content

Crimea: Tieng noi cua nguoi dan la toi thuong

Crimea: Tieng noi cua nguoi dan la toi thuong

Người dân Crimea bỏ phiếu (ảnh: RIA, EPA)

Cuộc bỏ phiếu về tương lai của xứ sở nhỏ bé và thơ mộng trên bờ Biển Đen có nguy cơ trở thành điểm bùng nổ của cuộc đối đầu Đông-Tây trong phạm vi khu vực, nhưng cuộc trưng cầu vẫn diễn ra và bất kể kết quả thế nào, nó cũng cần phản ánh đầy đủ ý nguyện thực sự của người dân Crimea.

Theo hãng tin RIA ngày 16/3, trong một cuộc thăm dò 600 cư dân Crimea vào hai ngày cuối tuần trước cuộc trưng cầu, 70% người được hỏi cho biết họ sẽ bỏ phiếu để gia nhập “đại gia đình Nga”.

Trong khi các nước phương Tây sử dụng bộ máy truyền thông khổng lồ và các hoạt động ngoại giao con thoi đến chóng mặt, ra các nghị quyết đầy tính răn đe, thì phản ứng của Moscow được xem là khá bình tĩnh. Trong cuộc gặp “giờ chót” nhằm cứu vãn tình hình với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại London ngày 14/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tiếp tục khẳng định Nga “tôn trọng kết quả trưng cầu ý dân” của Crimea và tuyên bố các biện pháp trừng phạt sẽ “phản tác dụng, gây phương hại đến quan hệ của Moscow với các nước”. Ngoại trưởng Nga cũng cho biết, nước này “không có và không thể có bất cứ kế hoạch nào nhằm xâm lược khu vực Đông Nam của Ukraine”.

Trước đó, phát biểu tại cuộc gặp gỡ các đoàn vận động viên khuyết tật tại thành phố Sochi ngày 13/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Moscow chưa sẵn sàng đưa ra bất cứ quyết định nào về Crimea, mà phải chờ kết quả cuộc trưng cầu ý dân ngày 16/3.

Một thực tế đang bị các nước phương Tây phớt lờ là chính sách hiện tại của Tổng thống Vladimir Putin trong vấn đề Crimea được đa số dân chúng Nga ủng hộ. Tờ Vedomosti cuối tuần qua đăng kết quả thăm dò ý kiến do Trung tâm thăm dò xã hội Nga tiến hành cho thấy, tỷ lệ ủng hộ ông Putin hiện đạt 71,6%, cao nhất trong vòng ba năm gần đây.

Crimea: Tieng noi cua nguoi dan la toi thuong

Người ủng hộ Nga tuần hành tại trung tâm thành phố Donetsk, phía Đông Ukraine, ngày 15/3

Theo các nhà phân tích quốc tế, sự đối đầu trực tiếp hay gián tiếp của Nga với các nước phương Tây trong vấn đề ly khai đã từng có tiền lệ và dẫn ra các trường hợp của Kosovo, Nam Ossetia. Nếu như Cộng hòa Kosovo tuyên bố độc lập khỏi Cộng hòa Serbia năm 2008 nhờ bom đạn của NATO và áp lực của phương Tây, thì trong năm đó, kịch bản Kosovo đã lặp lại ở Gruzia, với việc Nam Ossetia (một tỉnh tự trị có đa số dân cư là người nói tiếng Nga trong thành phần Cộng hòa Gruzia) nhờ binh lực của Nga, đã tuyên bố độc lập thành Cộng hòa Nam Ossetia sau sự kiện “Cuộc chiến năm ngày Nga-Gruzia”.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng cho rằng, bối cảnh cuộc trưng cầu ý dân tại Crimea để trở thành một phần của nước Nga có cội nguồn lịch sử sâu xa. Người Nga chiếm đến hơn 58% dân số ở Crimea và nước cộng hòa tự trị này mới trở thành thành viên của Ukraine đúng 60 năm trước (được Moscow giao cho Ukraine tháng 2/1954). Crimea cũng là nơi Nga có căn cứ Hạm đội Biển Đen hùng mạnh ở thành phố Sevastopol.

Crimea: Tieng noi cua nguoi dan la toi thuong

Hãng BBC dẫn lại hãng tin Interfax (Nga) cho biết, một cuộc thăm dò ý kiến ​​do Trung tâm Nghiên cứu công luận thực hiện ở Nga vào cuối tuần, 71% người Nga tin rằng đất nước của họ nên tích cực hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của những người nói tiếng Nga ở Crimea, trong khi 17% nghĩ, tốt hơn không nên xung đột với nước láng giềng Ukraine. Theo một số nhà phân tích, điểm nút cuối cùng là thái độ của chính phủ tạm quyền ở Kiev. Nếu ứng xử của họ phù hợp, ba bên sẽ ngồi lại với nhau. Nếu Kiev đi theo đường lối cực đoan bài Nga, vấn đề Crimea sẽ tiếp tục khủng hoảng nặng nề hơn.

Trong khi đó, các hãng tin quốc tế đưa tin, ngày 15/3 tại Moscow đã diễn ra cuộc “diễu hành hòa bình” phản đối chiến tranh. Báo Nga Lenta.ru cho biết, khoảng 50.000 người biểu tình mang theo cờ Nga và cờ Ukraine đã hô vang khẩu hiệu “Ukraine, chúng tôi bên cạnh các bạn”, “Đừng để chiến tranh nổ ra”...

Cuộc trưng cầu ý dân về tương lai Crimea đã diễn ra bài bản, hợp pháp, và đảm bảo an ninh, bất chấp mọi sự đe dọa từ bên ngoài. Bằng lá phiếu ngày 16/3, người dân Crimea đã nói lên tiếng nói của mình, một tiếng nói cần được thế giới lắng nghe và tôn trọng.

THIỆN ĐẠO (Theo RIA, TASS, AFP, BBC)

Cuộc trưng cầu ý dân tại Crimea bắt đầu từ 8g sáng đến 8g tối (giờ địa phương) ngày 16/3 tại 1.205 điểm bỏ phiếu. Có 135 quan sát viên quốc tế đến từ 23 quốc gia EU và được 1.240 quan sát viên địa phương theo dõi tại các điểm trưng cầu. 623 nhà báo từ 169 hãng truyền thông đã có mặt tại Crimea để đưa tin về cuộc bỏ phiếu trong sự bảo đảm an ninh của hơn 10.000 nhân viên các đội tự vệ địa phương và hơn 5.000 cảnh sát. (AFP)
 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtulieuvi /strCate=tulieu

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthegioilakyvi /strCate=thegioilaky
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthegioivi /strCate=thegioi