Bạo loạn sắc tộc lan rộng ở Myanmar

26/03/2013 - 07:17

PNO - PNO – Bạo lực sắc tộc ở Myanmar đã lan rộng ra ngoài phạm vi thị trấn Meiktila với nhiều thánh đường Hồi giáo và nhà cửa bị cướp bóc ở miền trung nước này.

Bao loan sac toc lan rong o Myanmar

Chính phủ đã gửi thêm quân tới miền trung Myanmar - Ảnh: AFP

Truyền thông địa phương cho biết, khoảng 300 người đã tấn công một thánh đường Hồi giáo và phá hủy các cửa hàng, nhà cửa của người Hồi giáo ở thị trấn Kone The Oh, cách Rangoon, thành phố lớn nhất ở Myanmar, khoảng 50 km.

Vụ việc này xảy ra sau khi chính phủ đã điều thêm quân đến Meiktila, nơi bạo lực cộng đồng đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 30 người từ ngày 20/3.

Ngoài Oh The Kone, có tin một thánh đường Hồi giáo đã bị đốt cuối tuần qua ở thị trấn Tatkone cách Meiktila 80km. Một thánh đường và 50 ngôi nhà của người Hồi giáo cũng đã bị phóng hỏa ở thị trấn Yamenthin kế cận.

Hiện chưa rõ ai đứng đằng sau tình trạng bạo lực ở Myanmar, và đến nay chưa có báo cáo về con số tử vong ở các thị trấn trên.

Bao loan sac toc lan rong o Myanmar

Bao loan sac toc lan rong o Myanmar

Bạo lực ở Meiktila đã khiến hàng ngàn người dân phải chạy loạn - Ảnh: Reuters, AFP

Bạo lực cộng đồng ở Meiktila, phát sinh từ một cuộc cãi vã trong một tiệm vàng ở thị trấn, đến nay đã khiến ít nhất 9.000 cư dân phải rời bỏ nhà cửa chạy loạn.

Một nhà lập pháp địa phương nói với BBC hôm 22/3 rằng nhiều người, chủ yếu là người Phật giáo, đã bị cảnh sát bắt do tham gia vào bạo động.

Tổng thống Thein Sein, nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi và Chủ tịch Hạ viện Myanmar hôm 24/3 đã ban hành một tuyên bố chung về làn sóng bạo lực cộng đồng đẫm máu ở Meiktila.

Tuyên bố kêu gọi tái lập tình trạng pháp luật ở Meiktila, nhanh chóng ‘hồi gia” hàng ngàn người phải di dời và tổ chức các cuộc hội thảo về việc làm thế nào để ngăn chặn bạo lực cộng đồng lan rộng trong nước.

Cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký LHQ về Myanmar, ông Vijay Nambiar, hôm 24/3 đã đến thăm dân chúng chạy loạn sau các cuộc xung đột sắc tộc.

Các nhà lãnh đạo Phật giáo và Hồi giáo cũng lên tiếng phát biểu kêu gọi người dân tôn trọng luật pháp và hòa hợp cộng đồng.

Tình trạng bạo lực đang lan rộng ở Myanmar là cuộc xung đột sắc tộc tồi tệ nhất kể từ khi bạo lực nổ ra ở bang Rakhine năm 2012 giữa cộng đồng Phật giáo địa phương với người Hồi giáo Rohingya, những người không được công nhận là công dân Myanmar, đã khiến cho gần 200 người thiệt mạng và hàng chục ngàn người buộc phải rời bỏ nhà cửa của mình.

VIỆT HƯNG (Theo BBC)

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtulieuvi /strCate=tulieu

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthegioilakyvi /strCate=thegioilaky
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthegioivi /strCate=thegioi