Một khi phụ nữ còn phải nơm nớp về tương lai, về những mối họa tấn công và nô lệ tình dục thì thế giới vẫn chưa thật sự hòa bình.


Phát biểu trong cuộc gặp Nhóm Những người bạn ngăn chặn chủ nghĩa bạo lực cực đoan, diễn ra tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York ngày 1/3 vừa qua, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nêu rõ các tổ chức khủng bố như Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), Boko Haram... phải chịu trách nhiệm về những tội ác chúng gây ra với phụ nữ tại các khu vực chúng chiếm đóng.

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nêu rõ các tổ chức khủng bố như Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), Boko Haram... phải chịu trách nhiệm về nhưng tội ác chúng gây ra với phụ nữ tại các khu vực chúng chiếm đóng.

Bế tắc trong địa ngục tăm tối

Đày đọa nô lệ tình dục, tận dụng họ kiếm chác từ những đường dây buôn người là cách kiếm tiền ghê rợn của các nhóm phiến quân, khủng bố.

Theo ước tính, số tiền mà các tổ chức khủng bố này thu về được từ hành vi trục lợi vô nhân đạo là từ 8-25 triệu USD.

Nạn nhân khi đã ở trong tay IS hay Boko Haram, sở hữu điện thoại có nghĩa là họ tự rước họa. Đánh cho chết đi sống lại chính là cách những tên phiến quân “dạy dỗ” những cô gái non nớt, đáng thương. Một phụ nữ Iraq (giấu tên) thoát khỏi cảnh địa ngục trần gian vẫn còn run sợ khi nhắc lại ngày tháng đen tối.

Trẻ em gái Yazidi bị phiến quân IS bắt cóc và phần lớn lâm vào cảnh không lối thoát.

Một nạn nhân khác kể lại cảnh sống không bằng chết:

“Chúng đối xử với chúng tôi như những món hàng, là thứ mang lại cho chúng sự thỏa mãn bất cứ lúc nào. Chúng ngang nhiên nắn bóp để kiểm tra vòng ngực của những cô gái, thậm chí là những bé gái mới lớn xem ngực đã phát triển chưa. Nếu chưa, chúng bỏ qua. Nếu đã đủ lớn, chúng sẽ cưỡng hiếp và tính đến chuyện được giá thì bán. Không ít phụ nữ lớn tuổi người Hồi giáo nói với chúng tôi rằng phải bị cưỡng hiếp thì mới trở thành người Hồi giáo. Niềm tin này thật ghê tởm”.

Cô gái bị cưỡng hiếp bởi chính phiến quân IS ngay trong bệnh viện vẫn chưa thể quên đi nỗi tủi nhục, ngày đêm cô vẫn sống trong ám ảnh, dày vò.

Cô gái bị cưỡng hiếp bởi chính phiến quân IS ngay trong bệnh viện vẫn chưa thể quên đi nỗi tủi nhục, ngày đêm cô vẫn sống trong ám ảnh, dày vò.

Những gã đàn ông IS hay Boko Haram biện minh cho hành vi tội ác của mình chính là cách tuân thủ theo luật của đấng tiên tri Muhammad. Đó là luật dành cho tất cả, ai không theo thì chết.

Một cô gái khác là nạn nhân đến từ Iraq kể cô từng cố tự tử, chọn lấy cái chết vì cảnh sống quá khủng khiếp. Trên đường đưa cô đến bệnh viện, một tên phiến quân đã “tranh thủ” cưỡng hiếp cô. Cô gái xấu số này nghe được ở phòng cấp cứu kế bên, tiếng em gái mình la khóc vì đang bị làm nhục, không gì ám ảnh và kinh sợ hơn thế. Cô gái may mắn thoát được, nhưng vết thương, nỗi tủi nhục sẽ chẳng bao giờ được xoa dịu.

Ashwaq Ta'lo là người Yazidi sống ở vùng quê Iraq một ngày bất ngờ bị lực lượng IS bắt cóc năm 2014 khi em chỉ mới 15 tuổi. Em cùng 65 thành viên gia đình bị bán cho IS với giá rẻ mạt từ 20-100 USD mỗi người.

Ashwaq Ta'lo bên cạnh chân dung người thân, hàng xóm của cô bị IS bắt giữ, sát hại.

Ashwaq Ta'lo vẫn sống trong sợ hãi, liên tục trốn chạy.

Ashwaq Ta'lo vẫn sống trong sợ hãi, liên tục trốn chạy.

Ba tháng sống cùng IS, Ashwaq chịu đựng đủ mọi màn hành hạ dã man của phiến quân IS mà dẫn đầu nhóm kiểm soát là Abu Humam. Ashwaq cuối cùng cũng tìm được đường đến Đức.

Nhưng cô bé không ngờ có ngày gặp lại Abu trên đường phố Đức. Hắn thản nhiên nói: "Tao biết mày sống ở đâu từ lâu rồi". Hắn đọc vanh vách địa chỉ nơi Ashwaq ở. Cô bé có báo cảnh sát cũng chẳng ích gì vì Abu mang thân phận người nhập cư hợp pháp, và cho tới khi hắn chưa làm gì tổn hại em, chẳng ai có thể can thiệp.

Ashwaq quyết định rời Đức, tiếp tục trốn chạy.

Cánh cửa khép chặt

Đó là điều mà Hoda Muthana chẳng bao giờ nghĩ đến. Cô gái mang quốc tịch Mỹ, sống ở Alabama, từng háo hức lên đường sang Thổ Nhĩ Kỳ rồi đến Syria tìm cuộc đời mới. Thứ hứa hẹn và thu hút ấy chính là quyền năng và sức mạnh Hoda nghĩ mình có thể tìm thấy ở lực lượng IS. Hoda đã sai lầm.

Giờ đây, trên tay là cậu con trai chỉ mới 18 tháng tuổi, Hoda bơ vơ không chốn dung thân, chẳng thể trở về quê hương. Tổng thống Mỹ Donald Trump trực tiếp chỉ đạo Ngoại trưởng Mike Pompeo không cho Hoda trở về.

Hoda Muthana mong muốn quay về Mỹ cùng con trai 18 tháng nhưng không thể. Hoda Muthana mong muốn quay về Mỹ cùng con trai 18 tháng nhưng không thể.

Hoda thừa nhận cô đã quá hối hận nhưng tất cả đã muộn. Tổng thống Trump và những người dân Mỹ ám ảnh, căm sợ khủng bố sẽ không quên được lý lịch bất hảo của Honda, về những điều cô đã làm bốn năm qua.

Hoda từng là một trong những nhân vật tuyên truyền tích cực cho IS. Cô từng đăng tải lên trang mạng xã hội cá nhân những lời lẽ tôn sùng dành cho nhóm phiến quân này. Hoda nói do cô bị tẩy não trong lúc cô đang chơi vơi. Tất cả những điều IS "bơm" vào đầu Hoda được cô xem là những điều mới mẻ chưa từng biết, và Hoda đã tin nó có thể giúp mình đổi đời.

Hoda quả thực đã đổi đời, từng ngày trượt dốc trong vũng lầy của những định kiến khắc nghiệt và phải cam chịu sự dày vò thể xác lẫn tinh thần.

Trường hợp của Hoda không khác so với trường hợp của cô gái người Anh Shamima Begum sinh năm 2000. Shamima bỏ nhà theo IS khi em mới 15 tuổi cùng một nhóm bạn. Shamima ngay sau khi đến Syria đã cưới chồng là người Hà Lan cải đạo Hồi và chẳng lâu sau đó, em đã nhận trái đắng.

Shamima Begum mong trở về Anh sau khi cô không còn điểm tựa.

 

Hành trình của Nadia Murad là hành trình tự cứu lấy mình và cứu lấy những số phận phụ nữ khác.

Hành trình của Nadia Murad là hành trình tự cứu lấy mình và cứu lấy những số phận phụ nữ khác.

Bốn năm kể từ khi từ bỏ gia đình ra đi, Shamima Begum được phát hiện sống trong trại tị nạn Hồi giáo khi đã cận kề ngày sinh nở. Trước đó, Shamima từng mất hai đứa con vì chúng chết yểu lúc mới ẵm ngửa. Chồng Shamima thì đang bị bắt giữ.

Tương lai với Shamima chính là sự vô định. Chính phủ Anh không chấp nhận đón Shamima trở về. Cánh cửa đóng chặt với những cô gái chỉ vì tò mò, thích chứng tỏ mình theo trào lưu mà không biết phía trước là vực thẳm.

Tự cứu mình và không bao giờ dừng lại

Năm 2018, nạn nhân nô lệ tình dục của IS - cô Nadia Murad vinh dự nhận giải Nobel Hòa bình. Những nỗ lực của Nadia, những gì cô nói và cách cô hành động giúp mọi người hiểu hơn về góc khuất nô lệ tình dục.

5 năm trước, Nadia sống yên ổn ở một ngôi làng tại Iraq cho đến khi lực lượng IS tràn qua giết chóc, bắt bớ và cưỡng hiếp phụ nữ và trẻ em gái. Chúng bắt cô và Nadia liên tục bị cưỡng bức tập thể, tra tấn và đánh đập.

Nadia tìm mọi cách trốn thoát. Chính sự cương quyết và dũng cảm của Nadia đã "thuyết phục" được một tổ chức hỗ trợ Yazidi mạnh dạn giúp cô đoàn tụ với chị gái mình ở Đức.

Nadia Murad tham gia một lễ hội truyền thống ở Iraq và nhận được sự yêu quý của những trẻ em gái.

Những nạn nhân may mắn trốn thoát khỏi hang ổ IS đã đến những vùng đất mới làm lại cuộc đời nhưng họ chẳng thể quên nỗi ám ảnh phiến quân IS vẫn ở đâu đó, như lời chúng từng đe dọa: "Bọn tao sẽ đeo bám chúng mày mãi mãi". Nhưng Nadia Murad đã không để nỗi sợ hãi ấy xâm chiếm mình.

Sống cuộc đời mới, Nadia chọn cống hiến hết mình cho điều mà cô gọi là "cuộc chiến của dân tộc", trở thành người phát ngôn nổi tiếng về nạn nô lệ tình dục ở những địa ngục phiến quân. Cô lên tiếng trước cả khi phong trào chốn quấy rối tình dục #metoo bùng nổ.

Nadia vinh dự trở thành chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2018. Berit Reiss-Andersen - Chủ tịch Ủy ban Nobel Hòa bình trong lễ công bố giải Nobel Hòa bình năm 2018 đã nói: "Một thế giới hòa bình hơn chỉ có thể đạt được nếu phụ nữ cùng các quyền cơ bản của họ được thừa nhận và bảo vệ trong chiến tranh".

Liên Hiệp Quốc từng công bố con số 7.000 trẻ em gái và phụ nữ người Yazidi bị IS ép buộc làm nô lệ tình dục khi lực lượng này nắm được quyền kiểm soát Sinjar, phía Bắc Iraq và chúng đã giết chết 5.000 người. Liên Hợp Quốc gọi đây là tội ác diệt chủng.

Nhờ có tiếng nói của Nadia, mọi thứ đã phải thay đổi.

 

Di Lâm

(Theo Mirror, Guardian, New York Times)

Kỹ thuật: Ngô Tới

Chia sẻ bài viết: