năm, 25.000 suất học bổng, 23 ngôi trường được xây khắp các vùng sâu vùng xa của Tổ quốc - những con số đã vượt khỏi tầm vóc một hoạt động vì thương hiệu của một công ty. Những con số chưa dừng lại ấy, đã “rẽ đường”, trở thành một sứ mệnh và trách nhiệm tự trao của công ty này.

Đó là kỷ niệm mà ông Trần Quốc Huân - nhà sáng lập Quỹ khuyến học Đèn Đom Đóm vẫn lưu giữ, từ buổi lễ khánh thành một ngôi trường Đèn Đom Đóm ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kom Tum. Cậu trò ấy, như mọi đứa trẻ vùng biên giới, gầy gò, đen nhẻm, cảnh đời khốn khó nhưng hiếu học. Không chỉ niềm thương yêu dâng trào, mà với ông Huân hay những người tham gia buổi lễ, hình ảnh rất đời đó của trò nghèo - giữa một buổi lễ đơn sơ và trang trọng - đã khẳng định thêm, niềm tin trước lựa chọn: sự giúp đỡ phải đến được đúng người.

Bằng niềm tin đó, xuyên suốt trong 17 năm qua, chương trình Đèn Đom Đóm, với sự đồng hành của Quỹ Live & Give, đã len lỏi khắp các vùng miền đất nước, để xây trường và trao học bổng - mang tương lai cho trò nghèo hiếu học. Nối tiếp hành trình không mệt mỏi đó, ngày 20/12 mới đây, Trường mầm non Kim Sơn thuộc xã An Thọ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - ngôi trường Đèn Đom Đóm thứ 23 - đã được khánh thành.

Cũng như 22 trường Đèn Đom Đóm được xây dựng trước đây, Trường mầm non Kim Sơn như món quà vô giá tặng cho một địa phương còn nghèo. Những nơi ấy, ngày chưa có trường, phụ huynh phải di chuyển hàng chục cây số để con em được chạm mặt con chữ.

Với phụ huynh, mỗi một ngôi trường Đèn Đom Đóm không chỉ là san sẻ nỗi nhọc nhằn; hơn thế, còn là điểm tựa, gửi trao hy vọng về tương lai con mình. Còn với các em, là viên gạch đầu đời để nâng bước tương lai, khởi đầu cho hành trình chinh phục tri thức.

Bởi thế, nếu hỏi: “Sao không là một trợ lực nào khác thay cho việc đầu tư giáo dục, tri thức?”, sẽ nhận được trả lời: “Vì giáo dục là nền tảng tạo nên thay đổi cho hoàn cảnh, tương lai; giáo dục đảm bảo sự bền vững” từ bất cứ ai khởi tạo, đồng hành cùng Quỹ Đèn Đom Đóm. Như ông Huân kể, có lần về thăm một điểm trường mầm non thuộc miền núi tỉnh Bình Thuận, nơi dân tộc Rai sinh sống, họ bắt gặp hình ảnh các trò nhỏ sau bữa cơm ra trước thềm, xếp hàng làm vệ sinh cá nhân. Nhìn các em thực hiện việc rửa tay, đánh răng... đúng bài học được dạy, họ hiểu rằng, nếu không được học, các em liệu có biết những phương cách giữ vệ sinh như thế? Sự học khởi đầu là từ đấy, là ánh sáng của văn minh, tri thức, bài học cơ bản cho sự hòa nhập một cuộc sống hiện đại mà các em được tiếp cận, đón nhận. 

Năm 2002, Quỹ khuyến học Đèn Đom Đóm khởi đầu là một chương trình mang tầm vóc hoạt động cho thương hiệu Sữa Cô Gái Hà Lan, thuộc Công ty FrieslandCampina Việt Nam. Ngần ấy năm tồn tại, với bao con số biết nói của hành trình sẻ chia vì trò nghèo, Quỹ khuyến học Đèn Đom Đóm đã vượt quá điểm khởi đầu của mình, trở thành một sứ mệnh xã hội của thương hiệu Sữa Cô Gái Hà Lan. Bởi sự tác động và thành quả mà bất cứ ai nhìn vào đều rung động. Trong nghịch cảnh, thiệt thòi ở những vùng miền xa xôi, những đứa trẻ nỗ lực bằng ước mơ học tập - được Quỹ Đèn Đom Đóm quan tâm, tìm đến, đã thành công. Bước ra từ bao ngôi trường Đèn Đom Đóm, hôm nay đã có những bác sĩ, giảng viên đại học, hay thành viên đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam tham gia chương trình  giao lưu quốc tế tàu thanh niên Đông Nam Á…

Quỹ khuyến học Đèn Đom Đóm khi mới ra đời chỉ với mục đích tặng học bổng cho trò nghèo. Quyết định phải xây trường, rồi đeo mang hành trình “phải xây trường” song song trao học bổng khởi đầu từ… nỗi buồn của những người làm chương trình. Năm ấy, về biên giới trao học bổng, họ chứng kiến một học trò nhận học bổng, là khoản tiền mặt lớn, ngại ngùng: “Mẹ đang chờ con ngoài kia. Con mang tiền cho mẹ để trả nợ!”.

Hơn thế, vun bồi cho giáo dục còn là câu chuyện thúc giục cả cộng đồng. Trong hành trình đi xây trường, niềm vui rất lớn của chương trình khuyến học Đèn Đom Đóm chính là sự chung tay, đồng tâm của những người vốn… có thể ngoại cuộc.

Ông Huân nhớ, năm 2010, trong tay ông chỉ có 200 triệu đồng do một người bạn gửi tặng chương trình Đèn Đom Đóm. Mang số tiền ấy về Quảng Nam, vượt bao đồi núi để đến một nơi xa xôi, heo hút: xã Trà Vân, ông bần thần, nếu chọn xây trường ở trung tâm xã, các em có thể sẽ bỏ học, do quá xa. Ông chọn một nơi gần hơn đồng nghĩa với ngôi trường ấy… ngự trên một đỉnh núi. 200 triệu đồng hóa ra chỉ đủ mua những vật liệu bắt buộc, như xi măng, tôn, cát. 

Thiếu trước hụt sau, nhưng ngôi trường Đèn Đom Đóm ấy cuối cùng cũng hoàn thành từ ân tình của cộng đồng. Tôn làm mái, cát và xi măng dùng làm nền lớp học. Vách được xin từ gỗ của kiểm lâm. Gỗ đó, hay tin dành xây trường, một trại cưa đã nhận cưa miễn phí…

23 ngôi trường Đèn Đom Đóm luôn thấp thoáng câu chuyện của sức lan tỏa, giá trị cộng đồng mà đầu tư giáo dục mang lại. Trong ký ức của những người thực hiện, đồng hành cùng chương trình Đèn Đom Đóm, sự chung lòng đó có dáng dấp của những người đã sẵn sàng hiến đất, góp công sức vào việc khuân xi măng, vác từng thùng nước lên núi cao xây trường.

Chăm chút cho sự học, nhưng hơn thế, những ngôi trường Đèn Đom Đóm còn đánh thức sức sống của địa phương. Ông Huân kể, năm đó, đi thực địa để xây trường Đèn Đom Đóm cho một thôn vùng sâu xa, ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa - Thiên Huế. Đường dẫn vào điểm trường phải băng qua một con suối sâu. Người dân trong thôn phải dùng những tảng đá “bắt” qua suối để… kết nối giao thông. Nhưng “giao thông” ấy chỉ dành cho mùa cạn. Để xây trường, việc vận chuyển nguyên vật liệu vào đến nơi không phải dễ. Ấy vậy, hay tin có đoàn về xây trường, một lãnh đạo đã vui mừng, rồi vận động xây đường.

Kinh phí eo hẹp, nhưng cuối cùng đường qua suối cũng hoàn thành. Song song với xây trường, một chiếc giếng cung cấp nước sạch cũng được đào cho người dân trong vùng.

Những giá trị, ý nghĩa nhân văn đó của chương trình khuyến học Đèn Đom Đóm, bởi thế, đâu chỉ là sự khẳng định hoạt động của một thương hiệu công ty, mà còn là chỉ dấu tốt đẹp cần có cho bất cứ mô thức kinh doanh nào: khi một phần lợi nhuận được trao đi, xã hội sẽ nhận được một tương lai tươi sáng. 

Trong hơn 145 năm phát triển và chắt lọc tinh hoa của ngành công nghiệp sữa lâu đời tại Hà Lan, Cô Gái Hà Lan luôn mang đến những sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất cùng nhiều chương trình đóng góp cho cộng đồng. Từ năm 2002 đến nay, chương trình Khuyến học Đèn Đom Đóm đã xây dựng 23 ngôi trường với đầy đủ trang thiết bị tiêu chuẩn hỗ trợ cho việc học tập của hàng ngàn  em nhỏ, từ bậc mầm non đến tiểu học. Bằng việc trao học bổng và xây dựng trường học, chương trình đã hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn, mang đến thay đổi tươi sáng cho cuộc sống của nhiều thế hệ trẻ em vùng sâu vùng xa. Đồng thời chương trình cũng trở thành phong trào xã hội nhận được sự ủng hộ của cộng đồng, các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Gần hai thập niên trôi qua, ánh sáng của Đèn Đom Đóm và Sữa Cô Gái Hà Lan vẫn đang và sẽ tiếp tục lan tỏa tinh thần hiếu học cho các em học sinh, đóng góp không ngừng cho sự nghiệp phát triển giáo dục và chăm sóc sức khoẻ dinh dưỡng tại Việt Nam.

________________

Phong Vân

Kỹ thuật: Ngô Tới

 

 

 

* Được tài trợ FCV

Chia sẻ bài viết: